Công nhân nữ rơi vào cảnh lao đao khi bị mất việc cuối năm

Thanh Mai |

Hàng loạt công nhân đang phải xoay sở tìm công việc mới sau khi nghỉ việc dù Tết đã cận kề.

Theo thống kê trên địa bàn TP.HCM có gần 200 doanh nghiệp giảm giờ làm, không tăng ca, cho công nhân nghỉ việc luân phiên, tạm hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, kéo theo hơn 50.000 người lao động bị ảnh hưởng. 
Nhiều công nhân ở TPHCM bị công ty cho nghỉ việc vì doanh nghiệp không có đơn hàng (Ảnh: Cao Hường)
Nhiều công nhân ở TPHCM bị công ty cho nghỉ việc vì doanh nghiệp không có đơn hàng (Ảnh: Cao Hường)
 

Theo số liệu của cơ quan chức năng Bình Dương, từ tháng 7 đến 11, hơn 37.700 lao động trên địa bàn nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng. Không ít doanh nghiệp gỗ, giày da, may mặc hoạt động cầm chừng, làm việc cách nhật, nghỉ luân phiên hoặc cho công nhân nghỉ Tết sớm, bắt đầu từ tháng 12.

Theo con số trên được thống kê tại 44 tỉnh thành, chủ yếu từ giữa năm đến nay và chỉ với lao động có giao kết, hợp đồng trong doanh nghiệp. Trong 472.000 lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp, ngoài số bị mất việc, số bị giảm giờ làm hàng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động là 91,2%; 30.300 lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và hơn 9.400 người đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới một tuổi.

Việc sa thải, cắt giảm giờ làm chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến gỗ, thủy hải sản, gia công linh kiện điện tử, cơ khí.

Nhiều công ty thông báo khu vực miền Nam cũng cho nghỉ việc hàng loạt vì không có đơn hàng mới khiến người lao động rơi vào cảnh lao đao. Có người phải trở về quê sau nhiều năm đi làm ăn xa xứ vì không đủ thu nhập sinh sống ở đây, cũng có người cố gắng bám trụ qua ngày với hy vọng mong manh sẽ sớm tìm được công việc mới. 

Chia sẻ với Tuổi trẻ Online, chị Nguyễn Thị Thùy Dung (28 tuổi, quê Đồng Tháp) cho biết, chị đã ngưng việc do công ty thiếu đơn hàng từ đầu tháng 12 vẫn bám trụ ở TP.HCM nhận gia công đồ chơi em bé tại nhà.

"Mấy bữa nay tôi lấy hàng từ nhà người quen về làm để có đồng ra đồng vô. Nhưng chắc chỉ làm được 2 - 3 bữa nữa là bên đó cũng hết hàng. Tôi tính về quê ít bữa với con rồi lên tìm việc sau", chị Dung nói.  Tiền gia công mỗi cái là 1.000 đồng, ngày nào chăm chỉ làm từ sáng tới khuya thì được 180.000 - 200.000 đồng. 

Chị T.B. (42 tuổi, quê Trà Vinh) chia sẻ: "Người ta cũng tuyển nhưng chỗ thì xa, chỗ thì không đúng ngành nghề mình làm không biết có làm được không. Chồng đi làm lốp xe ở gần đây, con trai đang gửi học ở đây, đâu có chuyển vào Gò Vấp, Thủ Đức làm được. Tôi làm ở đây 15 năm rồi, đi làm chỉ đi bộ nên đâu có xe. Muốn đi làm xa phải mua xe máy, nhưng không có tiền mua". 
Chị Châu Thị Hà. Ảnh: Lê Tuyết
Chị Châu Thị Hà. Ảnh: Lê Tuyết
 

Tại khu trọ hơn rên đường Lê Văn Khương, những người thuê nhà ở đây đã sô là công nhân của Công ty TNHH May Sun Kyoung Việt Nam. Sau khi bị cắt đơn hàng, hơn 800 công nhân lâm vào cảnh mất việc. 

Chị Châu Thị Hà, 32 tuổi, quê Trà Vinh, có hơn hai năm làm việc ở Sun Kyoung, tâm sự với VnExpress: cả lương tháng 10 và thêm phần hỗ trợ, chị được 12 triệu đồng. Chị dành hơn 2 triệu để trả tiền thuê trọ, số còn lại tiết kiệm từng ngày để chờ tìm được công việc mới. Chồng chị, anh Lê Trần Vinh cũng vừa nhận quyết định thôi việc sau hai tháng nhà máy không có việc làm.

Cả hai vợ chồng đều chạy khắp nơi xin việc nhưng chưa có chỗ tiếp nhận. "Nếu không có việc, làm sao 10 triệu đồng cầm cự được qua Tết", chị Hà nói. Đến bữa ăn của cả nhà cũng phải cắt giảm bớt.

May mắn hơn chị Hhà, chị Nguyễn Thị Lai, 23 tuổi, mới mất việc ở nhà máy Sun Kyoung, vừa tìm được công việc kiểm hàng ở một công ty may gần đó. Tuy nhiên chồng chị lại bị công ty cho nghỉ việc vì hết công trình, gánh nặng tài chính cũng không cải thiện được là bao. 

Chị Trần Thị Diện, 49 tuổi, có ba năm làm việc ở Sun Kyoung, nói rằng tìm được một công việc phù hợp giai đoạn này.. Dù số tiền lương không được như cũ nhưng "được ngày nào hay ngày ấy". 

"Tôi chưa bao giờ nghĩ đến cảnh một ngày cả xóm trọ túa đi tìm việc như hôm nay", chị Diện nói. Nhiều đồng nghiệp của chị đã đóng cửa phòng trọ về quê. Một số khác tính chuyện đổi nghề vì lớn tuổi, khả năng quay lại nhà xưởng gần như bằng không.

Cách nhà máy Sun Kyoung Việt Nam hơn 20 km, nơi tá túc của hàng trăm công nhân nhà máy Tỷ Hùng trên đường Hồ Học Lãm, phường An Lạc (quận Bình Tân) không khí đìu hiu do nhiều người đột ngột mất việc. Từ ngày 1/12, Công ty Tỷ Hùng đã chấm dứt hợp đồng với gần 1.200 lao động.
Hầu như ai cũng nhặt ve chai ở nơi sản xuất để ra vựa bán kiếm tiền.
Hầu như ai cũng nhặt ve chai ở nơi sản xuất để ra vựa bán kiếm tiền.
 

Chị Võ Thị Thúy Kiều, 35 tuổi, từng là Công ty High Point Furniture Global, vừa qua được công ty thông báo cho nghỉ Tết sớm 2 tháng. Chị Kiều không thể về quê vì bố mẹ đã mất, tá túc nhà người thân hai tháng là quá dài cho nên chị phải đi tìm việc làm thời vụ. 

Gỗ Thống Nhất, Công ty High Point Furniture Global là hai trong 15 doanh nghiệp với gần 2.800 lao động trên địa bàn thị xã Tân Uyên cho công nhân nghỉ Tết từ tháng 12, theo thống kê ban đầu của công đoàn. Ông Lê Minh Hoàng, Phó chủ tịch Liên đoàn lao động thị xã Tân Uyên, cho biết nhiều nhà máy trên địa bàn cho công nhân nghỉ Tết 1-2 tháng do hết đơn hàng.

Việt Tiến cũng tuyển nhưng họ đâu ở gần đây, họ lại làm may áo quần, còn mình thì may da giày, máy móc đâu có giống nhau. Trước giờ tôi may là ngồi máy, giờ công ty khác tuyển thì phải đứng cả ngày, mình đã lớn tuổi không biết có đứng máy nổi không. Nên đâu phải cứ có chỗ tuyển là đi làm được", chị Trần Thị Giúp (46 tuổi) cho biết. 

Chị Trần Thị Giúp (48 tuổi, Đồng Tháp) cho biết, trước khi được cho nghỉ khoảng 2 tuần, công ty không còn việc làm, mọi người chỉ đến cắt chỉ máy với làm vệ sinh cho sạch. 

“Chắc Tết năm nay buồn lắm, phải gói ghém tiết kiệm lại thôi, chứ giờ có mình ổng làm, hai vợ chồng cũng còn phải lo cho con cái rồi ông bà nội ngoại 2 bên nữa”, chị Giúp nói. Mọi năm hai vợ chồng còn cố gắng tăng ca kiếm thêm chút về Tết mua quà cho gia đình nhưng năm nay thì bất ngờ bị nghỉ việc trong khi Tết thì đang đến gần cho nên rất hoang mang. 

Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM Nguyễn Văn Lâm cho biết vừa qua nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng của biến động thế giới, có nhà máy phải sắp xếp lại thời giờ làm việc, không tăng ca. Trong tháng 10, thành phố giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho hơn 11.000 người, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021.

 Ông Trần Đoàn Trung, Phó chủ tịch liên đoàn Lao động TP HCM, cho biết thành phố đã chỉ đạo công đoàn các cấp nắm hoàn cảnh công nhân bị cắt giảm để có phương án hỗ trợ. Sắp tới của công đoàn sẽ tặng quà, tiền mặt, vé tàu xe về quê, hỗ trợ công nhân gặp khó khăn ở lại thành phố ăn Tết. Ngoài ra, quận, huyện kết hợp cơ quan chức năng giới thiệu việc làm cho công nhân.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Ước tính 100.000 người bị ảnh hưởng từ thực trạng công nhân mất việc cuối năm

PV |

Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Vũ Minh Tiến cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ từ 44 Liên đoàn Lao động tỉnh, hiện có 500.000 người lao động bị ảnh hưởng việc làm, trong đó có 42.000 lao động bị mất việc, tương đương 100.000 người bị ảnh hưởng. Trong số đó có 31.000 lao động nữ trên 35 tuổi; 10.000 lao động nữ nuôi con nhỏ, đang mang bầu.

Bộ LĐ-TB-XH nói gì về tình trạng hàng nghìn lao động mất việc dịp cuối năm?

Thanh Mai |

Đại diện Bộ LĐ-TB-XH cho rằng có nhiều diễn biến trong quý 4 vừa rồi gây nhiều bất ngờ với các doanh nghiệp.

Công nhân Nguyễn Văn Quyền lao động giỏi để góp phần vào sự phát triển của đơn vị

Bội Nhiên |

Vượt gần 20 kilomet từ thị trấn Khe Sanh rồi qua ngả đi Cu Dừn mới tới thôn Trằm của xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị). Đường hẹp và dốc, nhiều đoạn quanh co rất đẹp dưới nắng vàng và gió nhẹ của một trong những ngày đầu tiên của tháng 11 năm 2022.

Người công nhân vững tay nghề, tận tâm gắn bó với ngành điện

An Khanh |

Khi nhắc đến anh Nguyễn Xuân Thiện, công nhân Đội Quản lý đường dây và trạm biến áp thuộc Điện lực Hải Lăng (PC Quảng Trị), chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đánh giá cao từ lãnh đạo và đồng nghiệp về sự tận tâm, nhiệt huyết, gắn bó với ngành điện của người công nhân này.