Danh sách 8 khu kinh tế cửa khẩu được ưu tiên đầu tư

PV |

Giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến đưa ra danh sách 8 khu kinh tế cửa khẩu tập trung ưu tiên đầu tư, giảm 1 khu kinh tế so với giai đoạn 2016-2020.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ tổng kết thực hiện Đề án “Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước 2016-2020” và đề xuất lựa chọn một số khu kinh tế cửa khẩu tập trung đầu tư giai đoạn 2021-2025.

 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay các khu kinh tế cửa khẩu cả nước thu hút được trên 575 dự án đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoản 83 nghìn tỷ đồng và trên 1 tỷ USD.

Năm 2019, tổng kim ngạch xuát nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu đạt 28,9 tỷ USD, tăng 2,1 lần so với năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu giáp Trung Quốc đạt 24,8 tỷ USD (so với con số 10,6 tỷ USD của năm 2015), chiếm 85,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu của cả nước và chiếm 21,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc.

Còn kim ngạch xuất nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu giáp Lào đạt 1,1 tỷ USD (so với con số 1,5 tỷ USD của năm 2015), qua các khu kinh tế cửa khẩu Campuchia đạt gần 3 tỷ USD (so với con số 1,5 tỷ USD của năm 2015).

Đối với 9 khu kinh tế cửa khẩu được tập trung, ưu tiên đầu tư, số thu ngân sách năm 2019 đạt 8.000 tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng số thu ngân sách của toàn bộ 26 khu kinh tế cửa khẩu. Một số khu kinh tế cửa khẩu có mức thu đạt cao là Đồng Đăng – Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái, Lao Bảo.

Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điểm hạn chế là các khu kinh tế cửa khẩu hầu như không có khả năng thu hút các nguồn vốn khác như ODA, FDI, PPP.. nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đóng góp của một số khu kinh tế cửa khẩu còn khiêm tốn.

Giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến đưa ra danh sách 8 khu kinh tế cửa khẩu tập trung ưu tiên đầu tư, giảm 1 khu kinh tế so với giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, 4 khu kinh tế trên tuyến biên giới đất liền giáp Trung Quốc là cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn), cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.

Tuyến biên giới đất liền giáp Lào gồm khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (Quảng Trị).

Tuyến biên giới đất liền tiếp giáp Campuchia gồm khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang.

(Nguồn: Vietnamnet)

TAGS

Việt – Lào nhất trí sớm thống nhất phương án mở lại các cửa khẩu trên đất liền

PV |

Ngày  29/10, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Phonxavan Phomvihan đã đồng chủ trì cuộc Tham khảo Chính trị lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao hai nước Việt Nam và Lào theo hình thức trực tuyến.

Lào cho phép mở lại một số cửa khẩu phụ để lưu thông hàng hóa

Tổng hợp |

Chính phủ Lào đang tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phục hồi hoạt động vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa bằng cách cho phép mở lại một số cửa khẩu truyền thống và cửa khẩu địa phương.

Sạt lở nghiêm trọng, việc khôi phục lưới điện ở cửa khẩu La Lay đình trệ

Hữu Phúc |

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, những ngày qua trên toàn tỉnh Quảng Trị có mưa to đến rất to gây ngập úng và sạt lở nhiều nơi. Lúc 15h40 ngày 7.10, mưa lũ gây sạt lở làm đổ cột điện số 226 đường dây 35kV xuất tuyến 375 trạm biến áp 110kV Tà Rụt. Đây là tuyến đường dây cấp điện cho khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay và tỉnh Sa Muồi (Lào).

Tổng kim ngạch hai chiều qua các cửa khẩu 9 tháng đầu năm giảm 32,51% so với cùng kỳ năm 2019

Thanh Trúc |

Ảnh hưởng của COVID - 19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh giảm so với cùng kỳ năm 2019.