Dấu ấn thơ Hoàng Nhuận Cầm

Thanh Mai |

Hoàng Nhuận Cầm làm bạn với thơ hơn 30 năm, khoảng thời gian ấy chẳng hề ngắn ngủi trong cuộc đời của một con người.

Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng với các bài thơ tình được độc giả yêu thích như Chiếc lá buổi đầu tiên, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu... Đặc biệt, tập thơ Xúc xắc mùa thu của Hoàng Nhuận Cầm đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1972-1973, Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993. 

Trong vai trò biên kịch, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã giành giải thưởng Bông sen Vàng cho Biên kịch xuất sắc nhất (Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 17 - năm 2011) và Giải thưởng Biên kịch xuất sắc nhất (Giải Cánh diều - Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2011) cùng với kịch bản phim điện ảnh Mùi cỏ cháy. Ông còn nổi tiếng với nhân vật "Bác sĩ Hoa Súng" trong chương trình "Gặp nhau cuối tuần" của Đài Truyền hình Việt Nam và vai Nhà thơ trong phim Số đỏ.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Hoàng Nhuận Cầm sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, suốt tuổi thơ may mắn được sống bên Hồ Gươm nên ông luôn có những dấu ấn Hà Nội trong thơ. Tên phố, tên phường nhưng trong mỗi câu thơ, dòng thơ đều giữ được nét hào hoa, hồn cốt Hà Nội. Đặc biệt, đó là một Hà Nội hoàn toàn không có “bụi bặm” của thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

“Có phải là do ông không bận tâm thời thế mà chỉ ôm mộng quá khứ?” - “Tôi yêu nghệ thuật, yêu thơ đến muốn chết và mê điện ảnh đến phát mệt. Hai yếu tố này đã kết hợp, tạo cho tôi tình yêu cuộc sống và tình yêu đó thể hiện ở những cái gần gũi nhất với mình là gia đình và Hà Nội. Tôi cảm thấy tình yêu ấy luôn mới mẻ như ban đầu và tôi muốn dùng thơ ca cũng như điện ảnh để thanh lọc tất cả những cái xô bồ, nhằm tìm lại một Hà Nội ngàn năm văn hiến”, Hoàng Nhuận Cầm chia sẻ.

Năm 1971, Hoàng Nhuận Cầm khoác ba lô ra trận, sống và chiến đấu ở những mặt trận ác liệt nhất, đặc biệt là mặt trận Trị Thiên - Huế. Những tháng ngày bom đạn, máu lửa ấy đã in dấu đậm nét trong cả sự nghiệp thơ anh. Sau chiến tranh, ông về học lại Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) rồi về công tác trong ngành điện ảnh truyền hình.

Thơ của Hoàng Nhuận Cầm đúng với lứa tuổi mà chính anh từng trải nghiệm. Hoàng Nhuận Cầm đã làm bạn với thơ 30 năm, một khoảng thời gian không hề ngắn ngủi. 

Viên xúc xắc mùa thu cũng là tên một tập thơ của Hoàng Nhuận Cầm được coi là tập thơ gây ấn tượng. Ông đã dùng hình ảnh con xúc xắc để chỉ ra những bất ngờ, những ngã rẽ của thơ ca, nghệ thuật. Viên xúc xắc 6 mặt đời và cũng để đời va đập từ mọi phía cũng chính là sự đa dạng trong thơ. Ông cho biết đây là mối quan hệ chặt chẽ giữa thơ ca với cuộc đời. Đúc kết sau nhiều năm sống với thơ, Hoàng Nhuận Cầm đã không ngần ngại mà nói rằng: “Thơ tôi chính là hơi thở của tôi. Thiếu nó, tôi không chết ngay nhưng sẽ chết ngạt và chết dần dần…”.

“Người ta cứ bảo rằng, hễ là nghệ sĩ là đa đoan, là bạc phận cũng giống như cô Kiều hay cô Đạm Tiên, tôi không tin điều đó. Trên đời này, không ai cho mình hạnh phúc cả, muốn có phải tự do mình tạo ra mà thôi. Cứ hướng theo những điều tốt đẹp, tôi tin sẽ không ai bị bất hạnh...”, ông chia sẻ.

Ngoài ra còn có bài Chiếc lá đầu tiên, đây là một bài thơ đã được biết bao thế hệ học trò yêu thích, mến mộ, một trong những bài thơ hay nhất viết về tuổi học trò. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm giờ đây đã bước vào mùa thu của cuộc đời mình thế nhưng trong đôi mắt nhuốm màu thời gian của thi sĩ vẫn còn mãi cái xôn xao, bâng khuâng của mùa hạ đã xa... Bài thơ là tiếng lòng, khúc tự tình của một người lính trẻ “xếp bút nghiên lên đường”, tạm biệt bảng đen phấn trắng, tạm biệt khung trời mơ mộng với mối tình đầu vụng về còn bỏ ngỏ… Chiều sâu bài thơ và kỷ niệm tuổi học trò của mỗi người được gợi lại mang nhiều cảm xúc, chính vì thế Chiếc lá đầu tiên đã chạm đến trái tim người đọc.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời ở tuổi 69

Mai Hương |

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vừa qua đời chiều nay (20.4).Ông được biết đến với những bài thơ tình được các bạn đọc trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên vô cùng yêu thích như: “Chiếc lá đầu tiên”, “Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu”, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến”, “Viên xúc xắc mùa thu”...

Khánh thành và bàn giao 2 nhà "Mái ấm biên cương"

Phan Vĩnh |

Ngày 15/4, Bộ chỉ huy BĐBP và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tổ chức khánh thành và bàn giao 2 nhà “Mái ấm biên cương” cho hộ gia đình ông Hồ Văn Hạnh, thôn Pa Ro, xã Xy và ông Đoàn Văn Vinh, thôn Long Thành, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).

Quảng Trị: Bảo tồn những ngôi nhà rường cổ ở làng Hội Kỳ

PV |

Hàng trăm năm qua, những căn nhà rường cổ được xem là báu vật có một không hai của người dân làng Hội Kỳ (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng) nói riêng và người dân tỉnh Quảng Trị nói chung.

Nhà thơ Chế Lan Viên, từ quê hương đã hóa tâm hồn

Nguyễn Bội Nhiên |

Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23-10-1920, quê ở làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Một thời, chế Lan Viên theo cha sống ở Nghệ An, Bình Định, lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Hà Nội rồi sau đó làm báo, dạy học, hoạt động văn học. Từ đó, lịch sử văn học Việt Nam có Chế Lan Viên, một nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại với các bút danh Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Ma là các địa danh ở tỉnh Quảng Trị cùng các bút danh Chàng Văn, Oah (tức là Hoan)