Đề nghị lịch sử là môn học bắt buộc

Văn Kiên |

Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu và quy định môn học lịch sử cấp trung học phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông là môn học bắt buộc.

 

“Đa số không đồng tình với việc lịch sử thành môn lựa chọn”

Sáng 22/5, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 3 để thảo luận vào báo cáo chuyên đề về “Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn lịch sử cấp trung học phổ thông”.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, cho biết, đa số các ý kiến không đồng tình đối với việc đưa môn lịch sử cấp trung học phổ thông thành môn lựa chọn.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục (Ảnh: Nhật Minh)
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục (Ảnh: Nhật Minh)


 Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử.

Lịch sử cũng giúp bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

Trong khi đó, xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh trung học phổ thông (từ 15 đến 17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam.

Đây cũng là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người. Vì thế, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh trung học phổ thông là cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của con người Việt Nam.

Phiên họp toàn thể Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục
Phiên họp toàn thể Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục


 Tuy nhiên, nếu học sinh không lựa chọn môn lịch sử ở cấp trung học phổ thông (số lượng có thể lên tới 50% học sinh), các em sẽ không được tiếp cận với những kiến thức rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục đối với lứa tuổi này.

Từ đó, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu và quy định môn học lịch sử cấp trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc.

Không đơn giản thay từ “lựa chọn” thành “bắt buộc”

Nhắc lại tinh thần của Nghị quyết 29 của T.Ư và Nghị quyết 88 của Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, quan trọng là phải xây dựng chương trình môn học như nào, dạy học ra sao để học sinh yêu thích môn lịch sử.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, sửa môn lịch sử thành bắt buộc không đơn giản như gõ bàn phím, thay từ “lựa chọn” thành “bắt buộc” là xong”. Nếu sửa chương trình thành bắt buộc thì phải sửa cả chương trình môn học này ở cấp trung học cơ sở, vì hiện nay chương trình phân môn lịch sử ở cấp trung học cơ sở đã đưa toàn bộ những nội dung nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cốt lõi về lịch sử Việt Nam và thế giới.

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy (Ảnh: Nhật Minh)
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy (Ảnh: Nhật Minh)


 Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, khẳng định: Về chuyên môn, chương trình giáo dục phổ thông mới có sự tiến bộ, có đổi mới, công phu. "Cái nhân dân đề nghị khối kiến thức bắt buộc để tất cả học sinh học. Người ta chỉ đặt vấn đề không cho toàn bộ học sinh khối kiến thức đó chứ không đánh giá về chương trình giáo dục phổ thông", ông Vinh nói.

Ủy ban Văn hóa - Giáo dục đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu và quy định môn học lịch sử cấp trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc.

(Nguồn: Tiền Phong)

Lớn lên cùng những trang sách lịch sử

Tây Long |

Trong khi một số bạn bè đồng trang lứa không mặn mà với lịch sử thì em Nguyễn Ngọc Uyên Nhi (sinh năm 2007), học sinh lớp 9B, Trường THCS Nguyễn Huệ, TP. Đông Hà (Quảng Trị) lại dành trọn tình yêu cho môn học này. Tình yêu ấy cùng sự nỗ lực vượt bậc đã mang đến cho cô học trò chăm ngoan nhiều niềm vui. Mới đây, Uyên Nhi vừa đoạt giải Nhất tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp thành phố môn Lịch sử.

Khai mạc triển lãm “Quảng Trị - Dấu ấn lịch sử qua tài liệu lưu trữ”

Thanh Hải |

Ngày 28/4, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức khai mạc triển lãm “Quảng Trị - Dấu ấn lịch sử qua tài liệu lưu trữ” nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5 (1972-2022), 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị (1972-2022). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Quang Chiến; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự buổi lễ.

Lo lắng khi môn Lịch sử được đưa vào danh sách môn tự chọn

Thanh Mai |

Theo một số giáo viên môn Lịch sử vào môn tự chọn là không phù hợp và không khác nào “khai tử” môn Lịch sử.

Tốt nghiệp THPT: Trên 52% học sinh có điểm dưới trung bình môn Lịch sử

Phạm Mai |

Năm nay có trên 331.400 thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Lịch sử, chiếm tỷ lệ 52,03% trong tổng số trên 637.000 thí sinh tham gia thi bài thi này.