Giả danh nghĩa bác sĩ bán thuốc trị COVID-19 với giá "cắt cổ"

Thanh Mai |

Ngoài Molnupiravir, các đối tượng này còn bán các loại thuốc khác như Favipiravir, Augmentin 625mg, Favimol 200mg, trong đó Favipiravir giá 10 triệu đồng/hộp.

Gần đây xuất hiện nhiều người rao bán trái phép các loại thuốc kháng virus như Molnupiravir, Favipiravir, Favimol... vốn được kiểm soát đặc biệt, được chỉ định miễn phí cho bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ.

Theo Tuổi trẻ, trên mạng xã hội, một người đàn ông có tài khoản Facebook V.J. nhận cung cấp thuốc Molnupiravir 400mg với giá 1,2 triệu đồng/vỉ 10 viên, yêu cầu người mua phải đặt ít nhất 4 vỉ mới giao hàng. Về nguồn gốc, người bán này nhiều lần khẳng định được tuồn ra từ một bệnh viện ở TP.HCM.

 

Khi PV Tuổi trẻ liên hệ, người bán cho biết đây là hàng này tuồn trong bệnh viện ra, nếu cần gấp phải chuyển tiền trước qua tài khoản, chờ lúc 3-4h sáng đến trước cổng bệnh viện để giao dịch. Việc lấy thuốc vào giờ này là bởi khi đó thuộc ca trực của "người quen". 

Ngoài Molnupiravir, đối tượng này còn giới thiệu đang bán các loại thuốc khác như Favipiravir, Augmentin 625mg, Favimol 200mg, trong đó Favipiravir giá 10 triệu đồng/hộp.

Một người bán thuốc kháng virus trái phép khác là N.T.T., tự xưng là bác sĩ làm việc tại Bệnh viện đa khoa M.P. (Bình Dương). T. cũng thường đăng bài bán thuốc kháng virus. T. chủ động liên hệ, nhưng không bán trực tiếp, mà hướng dẫn người mua gọi điện cho một bác sĩ tên Hiếu, được T. giới thiệu đang công tác tại một bệnh viện dã chiến ở TP.HCM. Thuốc Molnupiravir Hiếu sẽ bán 15 triệu đồng/hộp, còn Favipiravir 2,7 triệu đồng/hộp.

"Tình trạng của bệnh nhân nên xài Molnupiravir, nhưng hiện tại tôi cũng không còn, chỉ còn đúng 1 vỉ duy nhất mà đã có người vừa hỏi" - vị "bác sĩ" Hiếu này cho hay.

"Vì nó là hàng cấm, thuốc của tôi đang giữ là thuốc của Bộ Y tế, thuốc này mà bán ra ngoài công an bắt hết, khổ lắm. Hôm trước tôi ráng lắm mới giữ được 7 hộp" - người này nói.

Chỉ 15 phút sau, vị "bác sĩ" này báo đã có người nhượng lại thuốc Molnupiravir giá 7 triệu đồng/vỉ nhưng khi được yêu cầu gặp mặt thì người này từ chối. Khi liên hệ lại với T., T. nói có thuốc và hẹn mang thuốc đến tận nhà người mua để giao dịch sau đó có người giao đến điểm hẹn. Ngoài loại thuốc này, T. còn giới thiệu thuốc Favipiravir.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Bệnh viện đa khoa M.P. (Bình Dương) xác nhận người có tên T. từng làm việc tại đây trong khoảng 1 tuần và đã nghỉ việc. Trước đó T. cũng từng tham gia hỗ trợ công tác chống dịch ở Bệnh viện dã chiến Thới Hòa.

"Thuốc điều trị COVID-19 được cấp trực tiếp cho bệnh nhân COVID-19, không hề thông qua nhân viên này. Khi đang thử việc tại bệnh viện, nhân viên sẽ được phát một thẻ tạm thời, tuy nhiên do người này đang trong quá trình thử việc mà nghỉ ngang nên chưa thu hồi thẻ lại" - đại diện bệnh viện này nói.

Bệnh viện cho biết chỉ thực hiện nghiên cứu thử nghiệm thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 trong vòng 1 tháng, và hiện nay toàn bộ kết quả cũng như thuốc mẫu đã được gửi về Bộ Y tế. Cụ thể, bệnh viện triển khai nghiên cứu từ đầu tháng 9, nhưng chỉ triển khai cho bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến sử dụng, không nghiên cứu ở cộng đồng.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Việt Nam sẽ sản xuất thuốc trị COVID-19 Molnupiravir

Thanh Mai |

Nếu được Chính phủ đồng ý, dự kiến có 3 số đăng ký được cấp cho 3 thuốc Molnupiravir do các công ty dược trong nước sản xuất.

Công ty dược Nhà nước Lào sản xuất thuốc điều trị COVID-19

Tổng hợp |

Bộ Y tế Lào vừa cấp phép cho Công ty dược Nhà nước số 3 sản xuất viên uống molnupiravir, một loại thuốc uống dùng trong điều trị Covid-19.

Thủ tướng: Đội ngũ thầy thuốc trong cả nước đã tích cực vào cuộc với trái tim nhân ái

Tây Long |

Ngày 18/10/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng, chống COVID-19. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Hoàng Nam tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.

Hút thuốc làm tăng nguy cơ tử vong và trở nặng ở người mắc COVID-19

Lan Phương |

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ nhập viện cao hơn 80% và nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn đáng kể so với những người chưa bao giờ hút thuốc.