Khơi nguồn tri thức Việt vì khát vọng nông nghiệp Việt

Hà Trang |

Ngày 25/4, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị triển khai chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề “Khơi nguồn tri thức Việt vì khát vọng nông nghiệp Việt”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của trên 300 đại biểu của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các viện, trường đại học, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tiêu biểu trong cả nước.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, khoa học công nghệ không chỉ dừng lại là tạo năng suất, sản lượng mà là tạo ra giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng đến từ những cái tích hợp đa giá trị trong một ngành với hướng tới mục tiêu là giảm chi phí như nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, giảm phát thải… tất cả là để tạo ra thương hiệu, tạo ra giá trị gia tăng. Đó chính là hướng đi của khoa học công nghệ trong tương lai.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Trị - Ảnh: H.T
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Trị - Ảnh: H.T
Đánh giá về những đóng góp của khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, khoa học công nghệ đã đóng góp khoảng 35% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp từ việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng những giống cây trồng, vật nuôi; giống cây lâm nghiệp; giống lúa, giống cây ăn quả và các quy trình thử nghiệm, phương pháp canh tác nuôi trồng mới; góp phần quan trọng tạo nền tảng, động lực cho phát triển của các ngành, lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, xây dựng nông thôn mới.

Nhằm “khơi nguồn tri thức Việt vì khát vọng nông nghiệp Việt”, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới tư duy để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành khâu đột phá đưa kinh tế nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ; chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, bền vững với môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành.

Ứng dụng máy bay không người lái (drone) để phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây lúa - Ảnh: H.T
Ứng dụng máy bay không người lái (drone) để phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây lúa - Ảnh: H.T
Với vai trò cơ quan chủ quản, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thành công 4 chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia, bao gồm: Chương trình Công nghệ sinh học trong nông nghiệp và thủy sản; Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và Chương trình sản phẩm quốc gia.

Đặc biệt, ngày 16/1/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ký Quyết định số 296 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu chiến lược là phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bền vững, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và quốc tế, gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại.

Xác định phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, động lực cho phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức hơn 50%; tỉ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (VietGAP) hoặc tương đương trở lên đạt hơn 40%; tỉ lệ kết quả các nhiệm vụ khoa học, công nghệ có sản phẩm là giống, vật tư đầu vào, quy trình công nghệ, thiết bị, tiến bộ kỹ thuật... được ứng dụng vào thực tiễn đạt hơn 90% vào năm 2025 và đạt hơn 95% năm 2030.

Có ít nhất 60% kết quả nghiên cứu được công nhận tiến bộ kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất; trong đó, khoảng 15% kết quả nghiên cứu được đăng ký bản quyền sáng tạo, sở hữu trí tuệ. Tổng giá trị chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, trường đại học cho doanh nghiệp tăng 20% giai đoạn 2021-2025 và 35% giai đoạn 2026-2030.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, đề xuất một số vấn đề liên quan đến các giải pháp triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Trao 200 suất học bổng “Gieo mầm tri thức” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trúc Phương |

Ngày 14/4, tại huyện Cam Lộ, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh (Agribank chi nhánh Phú Nhuận) và Tỉnh đoàn Quảng Trị tổ chức lễ trao học bổng “Gieo mầm tri thức” năm 2023.

Tìm hướng tháo gỡ cho các mô hình du lịch tự phát trên đất nông nghiệp

Hưng Thơ |

Tại tỉnh Quảng Trị, nhiều dự án du lịch sau khi được cấp phép, giao đất thì bỏ hoang. Trong lúc đó, nhiều mô hình du lịch tự phát trên đất nông nghiệp lại thu hút nhiều khách.

Bộ Nông nghiệp và PTNT: Tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại các địa phương

Tiến Nhất |

Ngày 29/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến về tình hình thực hiện chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với các dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

PV |

Ngày 23-3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), phối hợp cùng Tổng hội NN&PTNT Việt Nam chủ trì hội thảo "Ứng dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trong nâng cao sản xuất nông nghiệp".