Kinh doanh dịch vụ ăn uống cần làm gì để đảm bảo an toàn trong mùa dịch COVID-19?

Hoàng Tuyết |

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành văn bản hướng dẫn về bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng chống COVID-19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo an toàn phòng dịch bệnh COVID -19 mới được mở cửa hoạt động.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo an toàn phòng dịch bệnh COVID -19 mới được mở cửa hoạt động.

Theo Cục An toàn thực phẩm, để mở cửa kinh doanh dịch vụ ăn uống trong mùa dịch COVID-19, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố cần có các điều kiện như sau:

Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải tuân thủ các quy định phòng chống COVID-19 như: Người chế biến thức ăn, phục vụ ăn uống phải đeo khẩu trang khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; giữ khoảng cách tiếp xúc giữa nhân viên chế biến, phục vụ và người sử dụng thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; những người có ít nhất một trong các triệu chứng ho, sốt, khó thở không được bố trí làm việc tại cơ sở.

Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay cho người sơ chế, chế biến thực phẩm.

Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp hoặc túi kín an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển.

Khu vực ăn uống phải có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay, có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay; đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đủ bàn ghế và bố trí khoảng cách giữa những người ăn uống; có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng người ăn uống và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng. Có đủ thùng đựng rác thải, có nắp đậy và có lót túi.

Đối với bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp, chế xuất, doanh trại các đơn vị, bệnh viện, cơ sở giáo dục, trường học có đông người ăn uống cần bố trí ăn theo nhiều ca để bảo đảm khoảng cách giữa những người ăn uống. 

Đối với người ăn uống, yêu cầu phải rửa tay sạch bằng xà phòng, sử dụng dung dịch khử khuẩn bàn tay trước và sau khi ăn uống; giữ vệ sinh, hạn chế di chuyển, không nói to, cười đùa trong khi ăn uống.

Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng cần thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định.

Đối với kinh doanh thức ăn đường phố, yêu cầu thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 31, 32 Luật an toàn thực phẩm như: Người kinh doanh thức ăn đường phố phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với thực phẩm, thức ăn; giữ khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Thực phẩm, thức ăn ăn ngay phải được bao gói trong hộp hoặc túi kín an toàn trước khi giao cho khách hàng.

Bố trí đủ nước sạch và xà phòng rửa tay cho khách trước khi ăn uống.

Không phục vụ cùng lúc quá đông người để bảo đảm khoảng cách an toàn.

(Nguồn: Báo Tin tức)

TAGS

Điều kiện, thủ tục hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19

Tuệ Văn |

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Hai phụ nữ ở Hướng Hoá mất tích khi vào rừng hái măng

HƯNG THƠ |

Lực lượng biên phòng, công an, quân sự và người dân đã vào rừng tìm kiếm 2 người phụ nữ mất tích khi đi hái măng.

Quán ăn, cà phê được phép hoạt động trở lại, giữ khoảng cách 2 mét

Tiến Nhất |

UBND tỉnh Quảng Trị đã điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch COVID- 19 trên địa bàn đảm bảo mục tiêu vừa chống dịch và phát triển kinh tế xã hội.

Vì sao có ca đã âm tính lại dương tính trở lại với SARS-CoV-2?

PV |

Giáo sư Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế phân tích những vấn đề đặt ra về chuyên môn với những trường hợp người bệnh đã âm tính sau đó lại dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2.