Làm sao để tránh bị lừa qua điện thoại?

Thanh Mai |

"Kịch bản” quen thuộc mà các đối tượng sử dụng là gọi điện thông báo nợ cước viễn thông, cấp cứu hay trúng thưởng...

Vừa qua, Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố liên tục phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo qua điện thoại khiến nhiều người lo lắng. "Kịch bản” quen thuộc mà các đối tượng sử dụng là gọi điện thông báo nợ cước viễn thông, yêu cầu đổi sim điện thoại, thông báo nhận hàng gửi qua bưu điện… Ngoài ra, kẻ xấu còn giả danh cán bộ gọi điện thoại thông báo cho người đã bị "phạt nguội", yêu cầu bị hại cung cấp thông tin cá nhân và làm theo các bước hướng dẫn để đóng phạt… 

Hoặc mục đích khác, khi gọi cho người dân sẽ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trên Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân để lấy cắp thông tin mang đi vay mượn tiền trên các app online lừa đảo qua mạng... Và mới đây nhất là hàng loạt phụ huynh học sinh bị lừa đảo hàng trăm triệu đồng vì có người thông báo con gặp nạn, con nguy kịch cần mổ gấp.

 
 
Lừa đảo qua điện thoại diễn ra ngày càng phổ biến, vấn đề người dân quan tâm đó là làm sao để kiểm tra được là có phải lừa đảo hay không? Dưới đây, là một số cách để nâng cao cảnh giác với những cuộc điện thoại lạ có nguy cơ là lừa đảo:

Nếu số điện thoại gọi đến tự xưng là Cảnh sát giao thông thì có thể tra cứu số điện của cảnh sát giao thông trên google, thông thường số điện thoại của cơ quan nhà nước sẽ là số điện thoại bàn chứ không phải số điện thoại di động của cá nhân.

Nếu nhận được cuộc gọi hay tin nhắn của đối tượng tự xưng là cửa hàng thông báo trúng thưởng, cần tra cứu thông tin cửa hàng, đơn vị đó hoặc tìm hiểu kĩ về chương trình đó. Có hể yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin trụ sở chính, cửa hàng chính để kiểm tra, xem xét và đến trực tiếp giải quyết.

Nếu bạn nhận được một cuộc điện thoại từ người lạ đề nghị hỗ trợ kỹ thuật. Hoặc là ai đó đưa ra đề xuất sửa chữa căn nhà của bạn, bạn nên từ chối hoặc cần có người ở nhà cùng.

Với trường hợp tự xưng là người thân của bạn và đang gặp khó khăn về mặt tài chính hay cấp cứu tại bệnh viện, bạn cần tỉnh táo và kiểm tra với một thành viên khác trong gia đình để nắm chắc thông tin. 

Kẻ xấu lừa đảo tự xưng là thuộc cơ quan Nhà nước thường đã chuẩn bị kịch bản rất kỹ càng, đánh trúng tâm lý của bản thân chúng ta. Bạn cần hiểu rằng, các cơ quan chính quy sẽ không bao giờ gọi điện thoại cho bạn để đòi tiền. 

Những kẻ gian xảo đủ thông minh để đăng bài quảng cáo lên phương tiện truyền thông với tiêu đề thu hút như cơ hội để làm giàu, việc nhẹ lương cao, đầu tư dễ dàng không cần vốn. Họ sẽ để sẵn một đường liên kết và số điện thoại để chúng ta liên lạc. Nếu bạn gọi cho họ thì nguy cơ cao bạn sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân.

Nếu bạn gặp trường hợp người lạ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như địa chỉ, họ và tên, ngày sinh, số thẻ ngân hàng thì bạn tuyệt đối không được cung cấp. Trường hợp người gọi tự xưng là người thân của bạn nhưng lại gọi bằng số điện thoại khác kèm với giọng nói lạ với những ý định xấu đã liệt kê như trên thì bạn không được làm theo. Nếu tự xưng là người của bệnh viện, bạn cần đến xác nhận thông tin trực tiếp, liên hệ với những người có liên quan đến người thân như thầy cô giáo, đồng nghiệp để xác nhận về tình trạng của người thân mình.

Đặc biệt, kKhông được cung cấp mật khẩu và mã xác thực (OTP) của tài khoản ngân hàng cho các đối tượng khác. Không cho mượn tài khoản ngân hàng hay tài khoản thanh toán tiền khác như ví điện tử momo, zalo pay…

Nếu như đã chuyển tiền và thấy có dấu hiệu lừa đảo, người dân phải làm đơn trình báo cho cơ quan Công an nơi mình đang cư trú (Cơ quan công an xã/phường hoặc Cơ quan công an quận/huyện…)

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Xuất hiện hình thức lừa đảo buôn người sang Trung Quốc thông qua quảng cáo tìm vợ Lào

PV |

Người Lào đang lo lắng rằng một loạt quảng cáo “tìm vợ” gần đây trên mạng xã hội với đề nghị trả hàng nghìn đô la mỗi tháng nhằm dụ dỗ các phụ nữ trẻ tham gia các hoạt động buôn người, nơi họ sẽ bị lạm dụng và buộc phải làm việc như nô lệ.

Bắt giam đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên 500 triệu

Trần Khôi |

Ngày 16/1, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Thắm (sinh năm 1991), trú tại xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự và tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo điều 341 Bộ luật Hình sự.

Đổi tiền mới qua mạng: Vừa mất phí, vừa dễ dính "bẫy" lừa đảo

PV |


 Hàng loạt bài viết công khai quảng cáo dịch vụ đổi tiền tràn lan trên mạng. Nhưng đối với những nhiệm vụ trên mạng này, người dân cần cẩn trọng coi trọng kẻ gian "tiền mất tật mang," dù chí còn vi phạm luật.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng - chiêu thức cũ, nạn nhân mới

Thành Nam |

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng và truyền thông liên tục tuyên truyền, cảnh báo thủ đoạn lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi “Chiếm đoạt tài sản” nhưng nhiều nạn nhân vẫn “sập bẫy” vì mất cảnh giác. Điều đáng nói là tuy các đối tượng sử dụng thủ đoạn, chiêu thức lừa đảo cũ nhưng nạn nhân lại hoàn toàn mới.