Lưu ý các trường hợp phải xin cấp đổi hoặc cấp lại CCCD gắn chip mới

Huỳnh Duy |

Điều 21, Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân (CCCD).

Căn cước công dân (CCCD) gắn chip là loại giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân Việt Nam, đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Căn cước công dân gắn chip có giá trị chứng minh về nhân thân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Căn cước công dân (CCCD) có giá trị sử dụng đến những độ tuổi nhất định, đến độ tuổi đó bắt buộc người dân phải đi đổi thẻ CCCD mới. (Ảnh minh hoạ)
Căn cước công dân (CCCD) có giá trị sử dụng đến những độ tuổi nhất định, đến độ tuổi đó bắt buộc người dân phải đi đổi thẻ CCCD mới. (Ảnh minh hoạ)
Giống với chứng minh nhân dân (CMND), CCCD cũng có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, thay vì chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm thì CCCD lại có giá trị sử dụng đến những độ tuổi nhất định, đến độ tuổi đó bắt buộc người dân phải đi đổi thẻ CCCD mới.

Điều 21, Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về độ tuổi đổi thẻ CCCD như sau:

- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

- Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định tại khoản 1, Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, khi công dân được đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì phải đổi thẻ CCCD mới.

Tính đến năm 2023 thì những người sinh vào các năm 1998, 1983 và 1963 đã lần lượt trở thành công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Như vậy, những người thuộc các năm sinh trên bắt buộc phải đổi thẻ CCCD mới (tức CCCD gắn chip) trong năm 2023.

Tuy nhiên, nếu những người sinh vào các năm trên đã đổi thẻ căn cước công dân mới từ năm 2021 thì vẫn được tiếp tục sử dụng thẻ này cho tới độ tuổi cần đổi thẻ tiếp theo. Đặc biệt, đối với người sinh năm 1963 đã đổi thẻ CCCD mới từ năm 2021 sẽ được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời.

Trường hợp công dân sinh năm 1998, năm 1983 và năm 1963 được cấp CCCD trước năm 2021 thì bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip.

Ngoài ra, còn các trường hợp khác phải làm lại căn cước công dân gắn chip bao gồm:

- Chứng minh nhân dân 09 số hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2, Phần II, Thông tư 04/1999/TT-BCA);

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân;

- Bị mất thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Ngoài ra, đối với mức phạt khi không đổi căn cước công dân hết hạn thì theo điểm b, khoản 1, Điều 10, Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23, Luật Căn cước công dân 2014, kể từ năm 2022, việc không đổi căn cước công dân khi hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Làm rõ thêm việc đổi tên "thẻ căn cước công dân" thành "thẻ căn cước"

PV |

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 25, ngày 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Chính phủ đề xuất bỏ vân tay, quê quán và số thẻ trên căn cước công dân

Thanh Mai |

Chính phủ đề xuất bỏ thông tin về vân tay trên thẻ, sửa đổi thông tin quê quán, thường trú thành nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...

7 năm qua căn cước công dân đã thay đổi những gì?

Thanh Mai |

Cho đến hiện tại, tính từ thời điểm chuyển từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước, các nội dung liên quan đến giấy tờ này vãn đang thay đổi.

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp

Hiếu Giang |

Từ tháng 8/2022, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã bắt đầu triển khai khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Đây được xem là một bước tiến lớn trong việc cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế và BHXH.