Một bé 12 tuổi tử vong, hai bé phải đi cấp cứu vì ngộ độc nấm

Xuân Tư |

Chiều 28/4, ông Giàng A Tủa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ ăn nhầm nấm độc khiến một cháu bé tử vong, hai cháu khác phải đi cấp cứu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ba trường hợp ăn nhầm nấm độc là Hạng Thị P. (sinh năm 2006) và Hạng Thị T. (sinh năm 2008) - hai chị em ruột; Giàng Thị S. (sinh năm 2014), đều cư trú tại bản Na Cô Sa 3, xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Qua xác minh của chính quyền xã Na Cô Sa, sáng 26/4, ba cháu trên đều có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đau bụng và không chịu ăn uống gì, tuy nhiên lại không nói là đã ăn nấm.

Đến sáng 27/4, thấy các cháu rất mệt, bố mẹ gặng hỏi mới biết là chiều tối 25/4, các cháu đã hái nấm rừng về nấu ăn. Ngay sau đó, các phụ huynh đã đưa các cháu đi cấp cứu tại Trạm Y tế xã, tuy nhiên cháu Hạng Thị T. đã tử vong.

Hai cháu Hạng Thị P. và Giàng Thị S. đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ.

Do sức khỏe hai cháu yếu, Trung tâm đang xem xét chuyển bệnh nhi lên tuyến trên điều trị.

Theo chính quyền xã Na Cô Sa, ba trường hợp trên đều thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ thường xuyên phải đi làm nương xa. Các cháu phải tự ở nhà chăm sóc lẫn nhau.

Chính quyền địa phương đã tiến hành thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình.

Đây là vụ ngộ độc nấm thứ hai xảy ra trên địa bàn huyện Nậm Pồ từ đầu tháng 4/2020. Trước đó, ngày 4/4, hai cháu Lý A B. (sinh năm 2005) và Lý A C. (sinh năm 2008), trú cùng bản Nậm Pan, xã Nậm Khăn, huyện Nậm Pồ đã ăn nhầm nấm độc khi đi chăn trâu ở trên nương.

Vụ ngộ độc nấm khiến cháu Lý A C. tử vong ngay trên nương và cháu Lý A B. tử vong sau khi đưa đi cấp cứu.

Theo khuyến cáo của bác sỹ, vào mùa này, nấm mọc rất nhiều trên đồi. Người dân tuyệt đối không được ăn các loại nấm rừng.

Những người ăn phải nấm độc thường có triệu chứng đau bụng kèm theo nôn, đi ngoài phân lỏng. Trường hợp ăn phải loại nấm gây ra ngộ độc chậm sẽ xuất hiện triệu chứng chậm (sau 6 giờ), nguy cơ tử vong cao do độc tố đã được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa.

Những trường hợp ăn phải nấm độc với triệu chứng xuất hiện nhanh (dưới 6 giờ) sẽ dễ cứu chữa hơn.

Người ăn phải nấm độc bắt đầu xuất hiện triệu chứng mệt mỏi cần được đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý, trước hết là thải độc để độc tố chưa kịp hấp thụ vào dạ dày.

(Nguồn: TTXVN)

TAGS

Tổng Giám đốc WHO: Đại dịch COVID-19 còn lâu mới chấm dứt

PV |

Theo số liệu của worldometers, tính đến 7 giờ ngày 28/4, toàn thế giới ghi nhận 3.059.081 ca mắc COVID-19, trong đó 211.202 ca tử vong, 919.746 ca hồi phục.

Vụ mua máy xét nghiệm: Phép thử lòng quan

Bắc Bình Vương |

Vụ máy xét nghiệm là một phép thử về “độ thanh sạch” lòng quan của các tỉnh, thành. Dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng nhân dân ít nhiều đã biết “tâm tư” của tư lệnh ngành y tế các tỉnh. Nên chăng chính phủ lâu lâu “kiểm tra bài cũ” như vậy một lần.

Quảng Trị: 2 người phụ nữ bị lạc trong rừng sau 1 ngày đêm đã trở về nhà

Hưng Thơ |

Lạc trong rừng, hai người phụ nữ ôm nhau ngủ qua đêm, rồi men theo suối tìm đường về nhà.

Ánh sáng Mặt Trời, nhiệt độ và độ ẩm cao khiến virus SARS-CoV-2 yếu đi

Văn Khoa |

Ông William Bryan, cố vấn khoa học và công nghệ cho Ban thư ký Bộ An ninh nội địa Mỹ, kết luận rằng những điều kiện như mùa Hè sẽ tạo ra một môi trường có thể giảm lây lan dịch bệnh COVID-19.