Người đang cách ly sẽ bỏ phiếu như thế nào?

Thanh Mai |

Tại khu cách ly, mọi tình huống đã được chuẩn bị để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân với lá phiếu của mình.

Theo Nghị quyết 133/2020 của Quốc hội khóa XIV, trường hợp dịch COVID-19 bùng phát, Ủy ban Bầu cử cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động xây dựng các phương án tốt nhất để có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho những cử tri đang bị cách ly.

Theo VOV, tại Trung đoàn 59, Sư đoàn 301 thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô, hệ thống pa-nô, băng-rôn quảng bá cho công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã được treo ở những vị trí dễ quan sát trong tất cả khuôn viên của Trung đoàn.

Thượng tá Đặng Xuân Trình, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 59, Sư đoàn 301, Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết, không chỉ tuyên truyền trực quan qua hệ thống pa-nô, băng-rôn, đơn vị chủ động soạn các nội dung thông tin về cuộc bầu cử để tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh nội bộ hằng ngày 2 lần.

Theo Trung đoàn trưởng Đặng Xuân Trình, Trung đoàn 59 đã chuẩn bị sẵn sàng 2 phương án. Thứ nhất, là sẵn sàng tiếp nhận công dân và cùng bà con thực hiện công tác bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp tại đơn vị. Đơn vị sẽ phối hợp và thông báo với địa phương, báo cáo với cấp trên, sẵn sàng một hòm phiếu cơ động như một điểm bỏ phiếu trong đơn vị. Lực lượng tiếp xúc trực tiếp công dân sẽ mang hòm phiếu vào khu cách ly để bà con thực hiện nhiệm vụ bầu cử, thực hiện quyền công dân. 

Trung đoàn 59, Sư đoàn 301, Bộ Tư lệnh Thủ đô (Chương Mỹ, Hà Nội).
Trung đoàn 59, Sư đoàn 301, Bộ Tư lệnh Thủ đô (Chương Mỹ, Hà Nội).

“Với kinh nghiệm tiếp nhận, quản lý 17 đợt công dân về cách ly với gần 2.000 người tính từ đầu năm 2020 đến nay, nên nếu tới đây, Trung đoàn tiếp tục được phân công tiếp nhận công dân cách ly, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục hoàn thành công việc. Từ 10/5, nếu có đoàn công dân tới cách ly, chắc chắn bà con sẽ bỏ phiếu tại đơn vị. Khi đó, công tác tuyên truyền về bầu cử sẽ được đẩy mạnh hơn. Cán bộ Trung đoàn sẽ mặc quần áo bảo hộ trực tiếp tới tuyên truyền để bà con nắm được”, Thượng tá Đặng Xuân Trình cho biết. 

“Chúng tôi cũng phải lên kế hoạch để in thẻ cử tri, đóng dấu thẻ cử tri thế nào, tổ chức hòm phiếu bổ sung ra sao… vì công dân đã ở trong khu cách ly sẽ không được tới các điểm bầu cử, mà quân nhân sẽ mang hòm phiếu vào khu cách ly. Đây cũng là vấn đề chúng tôi phải lên kế hoạch cụ thể. Đặc biệt, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong quá trình bỏ phiếu, chúng tôi đã tính toán kỹ cả việc khử khuẩn khi đưa hòm phiếu ra-vào khu cách ly. Mục tiêu đảm bảo quyền bầu cử của công dân theo luật định, nhưng không để dịch lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng. Chúng tôi đồng thời phối hợp với địa phương để tổ chức bầu cử chặt chẽ”, Thượng tá Bùi Xuân Ngọc cho biết.

Thứ hai, Trung đoàn 59 không tiếp nhận công dân cách ly, tuy nhiên, đơn vị cũng vẫn thực hiện tuyên truyền cho những công dân đang cách ly về chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của đất nước trong ngày hội bầu cử. 

“Như vậy, khi về địa phương, bà con vẫn nắm được chủ trương và thực hiện quyền công dân”, Thượng tá Đặng Xuân Trình, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 59 nói.

(Nguồn: Phụ Nữ mới)

TAGS

Người Trung Quốc liên tục nhập cảnh trái phép vào Việt Nam: 'Chạy' dịch, tìm việc làm?

Thanh Hà |

Từ vụ bắt giữ tổng cộng 79 người Trung Quốc cư trú bất hợp pháp tại một số chung cư cao cấp, Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội cho biết bước đầu làm rõ mục đích nhập cảnh trái phép của các đối tượng là để tìm việc làm và “né” dịch COVID -19 tại quê nhà.

Xem nhẹ phòng chống dịch COVID-19, 5 bệnh viện ở Nghệ An bị phê bình

Quang Đại |

5 đơn vị: Bệnh viện Đa khoa 115, Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, Bệnh viện Đa khoa Quang Thành, Bệnh viện Đa khoa Thái An không tham gia tập huấn “Quy trình quản lý, điều trị COVID-19” không có lý do.

Có 4 nguyên nhân chính khiến dịch tái bùng phát ở Việt Nam

Thanh Mai |

Với chủng virus mới, ông Sơn cho biết nhiều ý kiến đề xuất tăng thời gian cách ly từ 14 lên 21 ngày nhưng cần nghiên cứu thêm. 

Gạo Việt cần gì để “vươn ra biển lớn” sau dịch COVID-19?

Lục Tùng |

Theo các chuyên gia, để gạo Việt “vươn ra biển lớn” sau dịch COVID-19, phải bắt đầu từ việc thay đổi tư duy cũ về "an ninh lương thực".