Nợ cho vay theo Nghị định 67 ở Quảng Trị khó đòi

Hưng Thơ |

Các ngân hàng cho ngư dân vay theo Nghị định 67 tại tỉnh Quảng Trị gặp khó trong việc thu hồi. Trong lúc ngư dân lấy lý do mất mùa nên không trả nợ, thì ngành Nông nghiệp địa phương lại khẳng định sản lượng đánh bắt hải sản năm này tăng hơn năm trước.

Tại Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khóa VII, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã có báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng năm 2020. Trong đó, báo cáo nhiều lần đề cập đến tình hình cho vay theo nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Ông Hồ Sỹ Trọng - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị đề nghị ngư dân vay vốn theo Nghị định 67 thấy được trách nhiệm của mình trong việc trả nợ ngân hàng. Ảnh: Hưng Thơ.
Ông Hồ Sỹ Trọng - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị đề nghị ngư dân vay vốn theo Nghị định 67 thấy được trách nhiệm của mình trong việc trả nợ ngân hàng. Ảnh: Hưng Thơ.

Cụ thể, tổng số tiền cho vay theo Nghị định 67 tại tỉnh đến thời điểm này là 436,9 tỉ đồng. Hiện, chỉ mới thu nợ được 64,5 tỉ đồng; dư nợ đến cuối tháng 10.2020 là 372,4 tỉ đồng, trong đó nợ quá hạn được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 145,4 tỉ đồng, nợ xấu 144,4 tỉ đồng.

Việc thu nợ đối với chương trình tín dụng nói trên gặp khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là không kiểm soát được nguồn thu từ các chủ tàu; việc bán tàu là tài sản thế chấp còn gặp khó khăn, vướng mắc về cơ chế…

Phát biểu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng trị, ông Hồ Sỹ Trọng đề cập đến việc khó thu nợ đối với chương trình cho vay theo Nghị định 67. “Khi làm việc với các tổ chức tín dụng, thì các chủ tàu báo cáo biển mất mùa, lấy lý do đó để không trả nợ. Nhưng theo báo cáo số liệu của ngành Nông nghiệp thì việc khai thác thủy sản năm sau luôn cao hơn năm trước, điều đó thể hiện ý thức trả nợ của các chủ tàu chưa cao” – ông Hồ Sỹ Trọng, nói.

Ông Hồ Sỹ Trọng đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, các địa phương, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 của tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong việc thu hồi nợ xấu. Đặc biệt, cần tuyên truyền để bà con ngư dân thấy được trách nhiệm của mình trong việc trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, cần có kiến nghị với Chính phủ những giải pháp thích hợp trong việc xử lý nợ xấu trong cho vay đóng mới tàu theo Nghị định 67 và Quyết định 47 của Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, nợ xấu nội bảng đến ngày 15.11.2020 tại tỉnh Quảng Trị là 512 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 1,45%/tổng dư nợ. Tuy nhiên, trong năm có thời điểm nợ xấu tăng cao, có khi lên đến 4,9%, nguyên nhân có một phần do không thu hồi được nợ, phát sinh nợ xấu từ chương trình cho vay tàu đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67.

TAGS

Tại sao Trung Quốc đối mặt với nguy cơ vỡ nợ lớn nhất lịch sử?

Nhật Sang |

Dự kiến khi năm 2020 kết thúc, các vụ vỡ nợ của khu vực tư nhân giảm xuống nhưng các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn tăng lên. Rủi ro mới này có khả năng làm chao đảo thị trường tín dụng của Trung Quốc.

5 lý do gia tăng gánh nặng nợ công của Lào

PV |

Bộ Tài chính cho biết 5 lý do khiến áp lực nợ công của Lào tăng cao bất chấp các nỗ lực giải quyết.

Bát nháo thẩm mỹ viện: Làm đẹp '0 đồng', chiếc bẫy khiến chị em ôm nợ

Viên Viên |

Các thẩm mỹ viện hiện đều liên kết với công ty tài chính cho vay trả góp để người dùng sử dụng dịch vụ thẩm mỹ tới hàng trăm triệu đồng.

Lào đối mặt nguy cơ vỡ nợ

Phúc Long |

Các hãng đánh giá tín dụng và cố vấn kinh tế cho Chính phủ Lào cảnh báo nợ công của Vientiane đã vượt ngưỡng nguy hiểm và có nguy cơ vỡ nợ. Lào được cho là đang nhờ sự giúp đỡ từ Trung Quốc, theo Financial Times.