5 lý do gia tăng gánh nặng nợ công của Lào

PV |

Bộ Tài chính cho biết 5 lý do khiến áp lực nợ công của Lào tăng cao bất chấp các nỗ lực giải quyết.

Nguyên nhân đầu tiên đến từ các khoản vay “khổng lồ” để tài trợ cho các dự án thủy điện, đã thúc đẩy đáng kể nợ công của đất nước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Lào Somdy Duangdy báo cáo trước Quốc hội mới đây về các thách thức và biện pháp giải quyết vấn đề nợ công trong giai đoạn 5 năm tới.

 

Nguyên nhân thứ hai là một lượng lớn các khoản vay đã đầu tư vào các dự án công không mang lại lợi ích kinh tế hoặc đem lại nguồn thu để chính phủ tái trả nợ.

Trong những năm qua, lượng đáng kể ngân sách nhà nước để mua phương tiện di chuyển và xây dựng cơ quan hành chính công, bao gồm cả chi phí bảo trì. Điều này trái ngược với mục đích sử dụng ngân sách của Nhật Bản, nơi các khoản vay được đầu tư vào xây dựng nhà máy và cơ sở sản xuất, theo ông Somdy.

Nguyên nhân thứ ba được cho là tình trạng thâm hụt tài chính kinh niên khiến chính phủ phải phát hành trái phiếu và vay bổ sung để cân đối ngân sách. Từ đó gia tăng áp lực thanh toán cả nợ gốc và lãi, vốn bị ảnh hưởng từ sự biến động mạnh của tỷ giá hối đoái, khi hầu hết các khoản vay là tiền USD và bath Thái Lan.

Nguyên nhân thứ tư là chính quyền cấp tỉnh, thành phố đã không phân tích được đầy đủ và xác định mức độ ưu tiên cho các dự án phát triển trước khi đề xuất sử dụng nguồn vốn vay để triển khai. Vì vậy nhiêu dự án được cho là không cần thiết và không hiệu quả. Dư luận đã bày tỏ quan ngại về việc vay quá nhiều mà nhà chức trách không tính đến phương án thanh toán nợ sau này một cách phù hợp.

Cuối cùng, khả năng thu ngân sách chưa hiệu quả đã hạn chế thanh khoản tài chính của Lào, cũng là yếu tố thúc đẩy áp lực nợ của nước này.

Nợ công của Lào được dự báo sẽ tăng lên 65-68% trong năm 2020, đưa nước này vào tình thế “nguy cơ cao”.

Trong 5 năm trở lại đây, chính phủ Lào đã cố gắng hạn chế các khoản vay để giảm bớt áp lực tài chính quốc gia.

Năm 2019, Lào chỉ vay 261 triệu USD so với mức 3 tỷ USD trong năm 2016, để đầu tư vào các dự án phát triển.

WB hôm 31/10 cũng đưa ra báo cáo cho thấy giai đoạn 2014-2019, nợ nước ngoài của Lào có xu hướng tăng cao, chiếm khoảng 51.5% GDP, trong đó bao gồm 34.1% GDP là nợ song phương, 8.7% vốn vay đa phương và 8.3% trái phiếu.

Trong khi đó, tổng mức nợ công của Lào năm 2019 là khoảng 58% GDP, tăng nhẹ từ 57.2% so với năm 2018 và có thể giảm xuống dưới 56% trong năm 2021, khi Lào bắt đầu hạn chế các khoản vay mới, ngừng đầu tư vào nhiều dự án sử dụng ngân sách không hiệu quả.

Chính phủ Lào cho biết sẽ áp dụng nhiều biện pháp để giảm thâm hụt, cắt giảm đầu tư không mang lại lợi ích, chuyển đổi công nợ, bán tài sản nhà nước, bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện nghĩa vụ với các khoản nợ.

(Nguồn: Vientiane Tímes)

TAGS

Bát nháo thẩm mỹ viện: Làm đẹp '0 đồng', chiếc bẫy khiến chị em ôm nợ

Viên Viên |

Các thẩm mỹ viện hiện đều liên kết với công ty tài chính cho vay trả góp để người dùng sử dụng dịch vụ thẩm mỹ tới hàng trăm triệu đồng.

Lào đối mặt nguy cơ vỡ nợ

Phúc Long |

Các hãng đánh giá tín dụng và cố vấn kinh tế cho Chính phủ Lào cảnh báo nợ công của Vientiane đã vượt ngưỡng nguy hiểm và có nguy cơ vỡ nợ. Lào được cho là đang nhờ sự giúp đỡ từ Trung Quốc, theo Financial Times.

Đòi nợ kiểu bất lương: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thanh tra FE CREDIT

Linh Vũ |

Từ loạt bài một người dân tự tử sau khi bị đòi nợ theo kiểu xã hội đen có liên quan đến Công ty tài chính FE CREDIT trên Ngày Nay, ngày 26/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết đã có chỉ đạo Vụ, Cục liên quan thanh tra, kiểm tra làm rõ và báo cáo Thống đốc để có biện pháp xử lý.

Đòi nợ kiểu bất lương - Bài 2: Có dấu hiệu “bắt cóc” con nợ?!

Tiến Đạt - Linh Vũ |

Ngày 19/6, một nhóm thanh niên ập tới căn nhà 91/ 46 Phạm Văn Chiêu (phường 14, Gò Vấp, TP.HCM) khủng bố, đe dọa, buộc con nợ phải trả tiền cho Công ty tài chính FE CREDIT.