Nữ tỷ phú giàu nhất Châu Á và hành trình làm nên huyền thoại chưa từng có trong lịch sử Ấn Độ

Diệu Hương |

Theo cập nhật mới nhất từ Danh sách tỷ phú của Bloomberg, Savitri Jindal - chủ hãng thép lớn thứ ba Ấn Độ trở thành nữ tỷ phú giàu nhất châu Á.

Tân nữ tỷ phú giàu nhất châu Á - Savitri Jindal (72 tuổi) người Chân dung nữ tỷ phú giàu nhất Châu Á Savitri Jindal.phụ nữ Ấn Độ sở hữu khối tài sản 18 tỷ USD, cùng 4 con trai điều hành tập đoàn Jindal hùng mạnh có sức ảnh hưởng đến toàn kinh tế Ấn Độ.

Tập đoàn Jindal Group hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm luyện kim, sản xuất điện, xi măng, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Tại một đất nước nơi địa vị của nữ giới vô cùng thấp như Ấn Độ, việc một người phụ nữ như Savitri Jindal trở thành nhân vật có ảnh hưởng to lớn làm rất nhiều người ngưỡng mộ và khâm phục.

Chân dung nữ tỷ phú giàu nhất Châu Á Savitri Jindal.
Chân dung nữ tỷ phú giàu nhất Châu Á Savitri Jindal.

Savitri Jindal sinh năm 1950, xuất thân trong gia đình đông con nghèo ở bang Assam (Ấn Độ). Ngay từ thuở thơ ấu, Savitri được cha mẹ sử dụng như một công cụ lao động từ nhỏ, từ giặt ủi, nấu nướng cho đến phụ giúp gia đình làm nông. Savitri cũng chưa bao giờ bước chân vào cổng trường. Nhưng năng lực học tập của Savitri vô cùng mạnh mẽ, bà đã lén học rất nhiều kiến thức trong sách vở.

Năm 15 tuổi, chị gái Savitri đột ngột qua đời vì bệnh, anh rể Om Prakash Jindal đã nhờ bố mẹ vợ chăm sóc các cháu ngoại, vì ông còn bận bịu với sự nghiệp. Savitri đã bị bố mẹ ép gả cho anh rể khi 15 tuổi, kém chồng 20 tuổi. Mặc dù không đồng tình, nhưng Savitri không có quyền được lựa chọn. Sau kết hôn, Savitri tập trung chăm sóc gia đình. Sau đó, Savitri và Om Prakash cùng sinh 3 đứa con, cộng thêm 6 đứa con của chị gái, tạo nên một đại gia đình. Năm 2005, Om Prakash đột ngột qua đời, phá vỡ cuộc sống bình yên của Savitri. Cuộc đời của bà bắt đầu xoay chuyển một cách khó tin, bà đã trở thành nữ tỷ phú được cả Ấn Độ và thế giới dõi theo.

Trước đó, Savitri không hề hỏi về công việc của chồng vì tự hiểu bản thân chỉ cần làm tròn trách nhiệm của người phụ nữ nội trợ là được. Hơn nữa, chồng cũng không bàn bạc về công việc kinh doanh với người vợ ít học như bà. Sau khi chồng qua đời, Savitri mới biết ông sở hữu một công ty đa lĩnh vực. Điều khiến Savitri không thể ngờ rằng, công ty mà chồng một tay gây dựng nên rất to lớn, thậm chí còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả Ấn Độ. Savitri vô cùng hoang mang và cảm thấy khủng hoảng trầm trọng. Để có thể tiếp quản công ty, Savitri phải từng bước học hỏi, tìm hiểu mô hình kinh doanh và quản lý sản xuất. Lúc đó, không một ai tin tưởng việc người phụ nữ thất học như bà có thể chấp quản công ty.

Không cúi đầu trước khó khăn, Savitri quyết định đích thân đến các nhà máy để học tập, tìm hiểu quy trình sản xuất. Thiếu hụt trình độ văn hóa, Savitri bù đắp bằng sự chăm chỉ và tập trung. Savitri không muốn tâm huyết bao năm của chồng bị phá hủy. Bà bắt buộc phải mạnh mẽ để làm chủ mọi thứ. Mỗi lần xuất hiện ở nhà máy, Savitri lúc nào cũng bị chỉ trỏ, nói ra nói vào, nhưng bà không quan tâm mà chỉ cười trừ cho qua chuyện. Trời không phụ lòng người, không lâu sau, Savitri đã nắm được tất cả quy trình sản xuất của nhà máy sản xuất thép. Nhưng vẫn còn rất nhiều chuyện đợi bà xử lý. Vì để nhanh chóng nắm vững nghiệp vụ, Savitri quyết định dọn vào “định cư” trong nhà máy. Nhớ lại khoảng thời gian này, Savitri chỉ khiêm tốn nói: “Tôi chỉ muốn một lòng một dạ vận hành tốt công ty mà thôi, sản xuất ra càng nhiều sản phẩm sắt thép càng tốt”.

Từ người phụ nữ bị khinh thường, Savitri đã làm nên kỳ tích, trở thành câu chuyện huyền thoại chưa từng có trong lịch sử Ấn Độ. Dưới sự dẫn dắt của Savitri, tập đoàn Jindal ngày càng phát triển. Điều khiến người khác không khỏi ngưỡng mộ là gia đình của Savitri vô cùng hòa thuận, 4 đứa con trai đều rất tôn trọng mẹ. Trước lúc mất, Om Prakash đã phân chia cổ phần công ty, để 4 người con trai không độc chiếm tất cả. Om Prakash chia cổ phần công ty hành 2 nửa, bản thân nắm giữ 50%, còn lại chia đều cho 4 con trai tiếp quản một nghiệp vụ khác nhau. Anh cả phụ trách công ty ống nước, người thứ hai quản lý công ty thép, người thứ ba nắm công ty thép không gỉ, người nhỏ nhất làm chủ công ty điện lực. Sự phân chia này đã không khiến cuộc tranh giành gia sản xảy ra.

Khi Om Prakash mất, Savitri đứng tên toàn bộ tài sản và cổ phần của ông. Bốn người con trai không hoàn toàn là con ruột của Savitri, nhưng bà đối xử bình đẳng với các con, nhờ đó họ rất nghe lời bà. Bốn người con trai sau khi kết hôn vẫn cùng vợ con sống trong dinh thự của gia đình Jindal. Savitri chia dinh thự thành 4 khu vực riêng biệt, được nối với nhau bằng khu bếp chung, tất cả cùng sinh sống hòa thuận trong một nhà.

Đại gia đình Jindal chung sống hòa thuận với nhau.
Đại gia đình Jindal chung sống hòa thuận với nhau.

Cuối tháng 7/2022, khối tài sản dưới tay Savitri Jindal lên đến 18 tỷ USD, giúp bà trở thành nữ tỷ phú giàu nhất châu Á. Song Savitri không hề kiêu ngạo vẫn duy trì sự nghiệp từ thiện của mình. Bà từng đưa ra lời cam kết trước công chúng rằng: “Tôi sẽ tận lực giúp đỡ những người nghèo khó, xây dựng càng nhiều nhà máy để mang đến cơ hội việc làm cho mọi người”. Savitri không học đại học và dường như nó đã trở thành một chấp niệm trong lòng bà. Do đó, bà đã thành lập nên trường đại học tư rất có sức ảnh hưởng ở Ấn Độ. Năm 2013, Savitri được chính quyền địa phương bổ nhiệm làm Bộ trưởng nội các, rất được lòng người và thường xuyên giao lưu gần gũi với người dân.

Savitri nhận thức rõ về địa vị của phụ nữ Ấn Độ. Bà đã nhiều lần sử dụng sức ảnh hưởng của mình để nỗ lực cải thiện địa vị và quyền của phụ nữ Ấn Độ. Bà kêu gọi xã hội tôn trọng phụ nữ, nâng cao vị thế của họ trong gia đình của họ và giúp nhiều người phụ nữ được tự do. Savitri đã truyền lửa cho mọi người xung quanh bằng những hành động thiết thực. Trong bài phát biểu, bà từng nói ước mơ lớn nhất của mình là mang đến cho phụ nữ Ấn Độ cơ hội bình đẳng để phục vụ đất nước. Thành công của Savitri là một tấm gương để mọi người học hỏi. Mặc dù thành công của bà không thể tách rời nền tảng vững chắc do chồng xây dựng, nhưng lòng dũng cảm và ý chí vượt lên định kiến xã hội không phải ai cũng làm được.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Người vợ tỷ phú của tân Thủ tướng Anh giàu có và tài năng cỡ nào?

Diệu Hương |

Akshata Murty - vợ Thủ tướng Anh Rishi Sunak, sinh tháng 4/1980, là con gái cả của tỷ phú Ấn Độ Narayana Murty.

10 nữ tỷ phú giàu nhất thế giới

PV |

 

Tính đến tháng 8/2022, tổng tài sản ròng của người xếp thứ nhất trong danh sách này là 70,9 tỷ USD.

Tỷ phú Bill Gates quyên góp 20 tỷ USD làm từ thiện

Thanh Mai |

Động thái này sẽ khiến ông Gates tụt mạnh trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới.

Bộ Công an bác bỏ tin đồn một tỷ phú Việt Nam bị cấm xuất cảnh

Thanh Mai |

Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định, thông tin người đứng đầu một doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn là tin thất thiệt.