Phụ nữ phố núi quyết định khởi nghiệp ở tuổi U40

Bảo Phú |

Với khát khao, đam mê kinh doanh và quyết tâm tìm hướng đi để làm giàu, chị Lê Thị Sáu (trú tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) quyết tâm khởi nghiệp từ ngũ cốc Granola ở tuổi 37. 

Ở tuổi 37, độ tuổi mà có lẽ nhiều người đã chọn cho mình một cuộc sống an nhàn hay là một công việc nào đó nhẹ nhàng hơn để kiếm sống. Thế nhưng chị Lê Thị Sáu lại chọn khởi nghiệp, một con đường mạo hiểm hơn, nhiều rủi ro hơn để vươn lên, phát triển kinh tế. 

Chị Lê Thị Sáu (thứ 2 từ trái sang), trong ngày nhận giải ba cuộc thi “Đề xuất ý tưởng/dự án khởi nghiệp”
Chị Lê Thị Sáu (hàng đầu, thứ 2 từ trái sang), trong ngày nhận giải Ba cuộc thi “Đề xuất ý tưởng/dự án khởi nghiệp 2022”

Kể về cơ duyên gắn với hạt ngũ cốc Granola, chị Sáu cho biết: “Nhiều năm qua chị đã làm nhiều công việc khác nhau, nhưng một lần chị dùng thử sản phẩm ngũ cốc Granola thấy nó tốt cho sức khỏe, không chất bảo quản, phù hợp với mọi lựa tuổi nên chị đã quyết định chuyển hướng qua mô hình kinh doanh loại sản phẩm này”. 

Mọi sản phẩm đều được chị Sáu và một người bạn tự tay chọn nguyên liêu và chế biến thành phẩm
Mọi sản phẩm đều được chị Sáu và một người bạn tự tay chọn nguyên liêu và chế biến thành phẩm
Mọi sản phẩm đều được chị Sáu và một người bạn tự tay chọn nguyên liêu và chế biến thành phẩm

Theo chị Sáu, khoảng thời gian bắt đầu khởi nghiệp chính là thời điểm khó khăn nhất. Trở ngại lớn nhất chính là tìm kiếm thị trường tiêu thụ và chất lượng sản phẩm. “Lúc đầu chị lo sợ và phân vân có nên đâu tư hay không vì sợ mới khởi nghiệp, ít người biết đến và không tìm được đầu ra. Nhưng vì nhìn thấy tiềm năng lớn của sản phẩm nên chị đã quyết định đầu tư vào mô hình này”, chị Sáu nói. 

Chị Sáu cho biết thêm, cơ sở sản xuất của chị có 2 sản phẩm, gồm: Ngũ cốc xay và Granola. 2 sản phẩm này đều do chính tay chị và một người bạn chọn nguyên liệu và chế biến. Hầu hết nguyên liệu đều được chị nhập khẩu và một số nguyên liệu nhập ở trong nước, mọi nguyên liệu đều rõ nguồn gốc và xuất xứ. 

Hai dòng sản phẩm mang thương hiệu “Mẹ Bun” đang được chị Lê Thị Sáu phân phối trên thị trường
Hai dòng sản phẩm mang thương hiệu “Mẹ Bun” đang được chị Lê Thị Sáu phân phối trên thị trường
Hai dòng sản phẩm mang thương hiệu “Mẹ Bun” đang được chị Lê Thị Sáu phân phối trên thị trường

Hiện nay, thị trường phân phối sản phẩm của chị Sáu chủ yếu là ở thị trấn Lao Bảo và một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

“Ngoài thị trường trong tỉnh ra, trong tương lai chị mong muốn sẽ đưa thương hiệu của mình đến với khách hàng tiêu dùng trên cả nước”, chị Sáu chia sẻ thêm.

Chị Lê Thị Sáu bên cạnh 2 dòng sản phẩm của mình
Chị Lê Thị Sáu bên cạnh 2 dòng sản phẩm của mình 

Chị Sáu luôn đau đáu về vấn đề việc làm của nhiều người dân sinh sống trên địa bàn thị trấn Lao Bảo. Bởi vậy, chị muốn thông qua mô hình này, tạo ra nhiều việc làm cho người dân nơi đây. “Chị hi vọng mô hình của chị ngày càng được nhân rộng, để tạo kế sinh cho bà con và nâng tầm thương hiệu của mình”, chị Sáu tâm sự. 

Mới đây, mô hình của chị Sáu đã đạt được giải Ba cuộc thi “Đề xuất ý tưởng/dự án khởi nghiệp 2022” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị tổ chức. Đây là một thành công mới góp phần đưa sản phẩm ngũ cốc Granola mang thương hiệu “Mẹ Bun” đến gần hơn với khách hàng tiêu dùng.

"Khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn cần phải vượt qua!"

Phạm Xuân Dũng |

Tuy khởi nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng một tình yêu lớn với mảnh đất và con người Quảng Trị, anh Nguyễn Đức Nhật Thuận đã đem những món đặc sản của quê hương vào mảnh đất Sài thành, phục vụ cho những người Quảng Trị xa quê và những người yêu thích món ngon ở Quảng Trị. Đặc biệt, anh đã phát triển và sản xuất thêm cháo bột cá lóc đóng gói Cà Mèn.

ADB: Việt Nam có thể là trung tâm tiếp theo của 'kỳ lân' khởi nghiệp ở châu Á-Thái Bình Dương

Gia Hân |

Chuyên gia của ADB cho rằng, "kỳ lân" khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tiếp theo của châu Á và Thái Bình Dương có thể đến từ Việt Nam.

Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

BA |

Mục tiêu cụ thể của Chương trình giai đoạn 1 (2022 - 2025) là hỗ trợ ít nhất 8.000 thanh niên khởi nghiệp, trong đó có 1.000 thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hằng năm, 100.000 thanh niên được trang bị kiến thức, tập huấn nâng cao năng lực về khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp.

Đoàn viên khởi nghiệp từ niềm đam mê nông nghiệp

Bích Liên |

Từng đi nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau nhưng rồi anh Hoàng Hải (sinh năm 1992), ở thôn Long Quy, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa quyết định chọn nông nghiệp để khởi nghiệp. Vẫn biết nghề nông là vất vả, chân lấm, tay bùn nhưng hằng ngày anh vẫn không ngừng cố gắng, quyết tâm xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả, bước đầu mang lại kết quả khả quan.