Quy định mới về việc tăng lương đối với công chức nhà nước

Hoàng Gia |

Tùy lỗi vi phạm mà cán bộ, công chức, viên chức có thể bị kéo dài thời hạn nâng lương 3 tháng, 6 tháng hoặc thậm chí là 1 năm.

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định nhiều hành vi phạm mà cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật kèm theo đó sẽ bị kéo dài thời hạn nâng lương 3 tháng, 6 tháng cho đến 1 năm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo luatvietnam, nếu thuộc các trường hợp sau đây, cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương:

Đối với cán bô, công chức

Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Theo đó:

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020, thuộc một trong các trường hợp sau đây theo Điều 8 Nghị định 112/2020):

  • Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện.
  • Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  • Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng, quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây theo Điều 9 Nghị định 112/2020:

  • Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020 mà tái phạm.
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020.
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây: (Khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020):

a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.

Cán bộ, công chức bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây theo Điều 11 Nghị định 112/2020:

  • Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2020 mà tái phạm.
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020.
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020.

Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây theo Điều 12 Nghị định 112/2020:

  • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
  • Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

Đối với viên chức

Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 3 tháng.

Theo đó, hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 112/2020, thuộc một trong các trường hợp sau đây: (Điều 16 Nghị định 112/2020)

  • Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản.
  • Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
  • Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Viên chức bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 6 tháng.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây theo Điều 17 Nghị định 112/2020:

  • Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định này mà tái phạm;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

b) Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.

Viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây theo Điều 18 Nghị định 112/2020:

  • Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 17 Nghị định này mà tái phạm;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
  • Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ.

Các quy định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 20/9/2020.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Hà Nội chuẩn bị miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP đối với ông Nguyễn Đức Chung

Thanh Mai |

HĐND dự kiến sẽ bỏ phiếu, bầu tân Chủ tịch UBND Hà Nội. Nhân sự được giới thiệu cho vị trí này là Phó bí thư Thành ủy Chu Ngọc Anh.

Gần 300 sinh viên Lào nhập cảnh vào Việt Nam qua 2 cửa khẩu của Quảng Trị

Phan Vĩnh |

Ngày 23/9/2020 Bộ chỉ huy Biên phòng Quảng Trị cho biết, trong ngày 22/9, có 273 trường hợp sinh viên Lào nhập cảnh vào các cửa khẩu quốc tế.

Phát hiện cá mập ở cửa sông Hiền Lương

Phan Vĩnh |

Lúc 20h ngày 22/9/2020, người dân thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) phát hiện một cá thể cá mập bơi vào cửa sông.

Đà Nẵng mở cửa khu du lịch Bà Nà Hills, đón khách trở lại sau COVID-19

An Thượng |

Hôm 20.9, Khu du lịch Sun World Bà Nà Hills, thành phố Đà Nẵng chính thức đón khách trở lại, sau gần 2 tháng phải đóng cửa để chống dịch COVID-19.

Bắc Bộ và Trung Bộ giảm mưa, Nam Bộ mưa dông, đề phòng ngập úng

Lý Thanh Hương |

Mưa tập trung nhiều ở vùng đồng bằng ven biển, nên người dân cần đề phòng ngập úng ở vùng trũng, thấp, khu vực đồi núi nguy cơ sạt lở đất và lũ quét rất cao.