Quy trình bầu Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội như thế nào?

Bằng Linh |

Kỳ họp 11 Quốc hội khoá XIV (khai mạc sáng 24.3 và bế mạc ngày 8.4) sẽ tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Quy trình bầu các chức danh này như thế nào?

 

Theo thông lệ, đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới, việc bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, do yêu cầu kiện toàn ngay bộ máy nhân sự để cả nước sớm triển khai những nhiệm vụ mới theo Nghị quyết Trung ương khoá XIII của Đảng nên công tác nhân sự được làm ngay tại kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV này. Đến tháng 5.2021, Quốc hội khoá mới sẽ tiếp tục bầu, phê chuẩn nhân sự khoá XV.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIII, ngày 31.3.2016. Sau đó, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIV, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khoá XIV. Ảnh VGP
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIII, ngày 31.3.2016. Sau đó, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIV, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khoá XIV. Ảnh VGP

Quy trình bầu cử thực hiện theo những quy định tại Nghị quyết 102/2015/QH13 ngày 24.11.2015 của Quốc hội về việc ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội.

Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội.

2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội.

3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử;

5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội.

6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

7. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội.

8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.

9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội.

10. Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.

Quy trình bầu Chủ tịch Nước

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Nước.

2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch Nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.

5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Nước.

6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

7. Quốc hội bầu Chủ tịch Nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.

9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Nước.

10. Chủ tịch Nước tuyên thệ.

Quy trình bầu Thủ tướng Chính phủ

1. Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ.

2. Ngoài danh sách do Chủ tịch Nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Thủ tướng Chính phủ; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch Nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

5. Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.

6. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.

7. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Thủ tướng Chính phủ.

8. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

9. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

10. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.

11. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ.

12. Thủ tướng Chính phủ tuyên thệ.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Thông qua chương trình làm việc, quy chế bầu cử Đại hội XIII

Ngọc Thành - Hoàng Lê - Trọng Phú |

Ngày 25/1, Đại hội XIII của Đảng họp phiên trù bị, thông qua quy chế làm việc, chương trình làm việc, quy chế bầu cử Đại hội XIII và báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

Lào công bố ngày bầu cử Quốc hội khóa IX

PV |

Ngày 20-11, tại hội trường Quốc hội Lào, thủ đô Vientiane, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Lào họp báo về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IX CHDCND Lào và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa II. Tham dự có các cơ quan thông tấn, truyền thông Lào và một số cơ quan báo chí nước ngoài. 

Thư ký Nhà Trắng công bố 234 trang tài liệu cáo buộc gian lận bầu cử Mỹ

Thanh Mai |

Mới đây, thư ký của Nhà Trắng đã công bố một tài liệu dài 234 trang với mục đích tuyên bố bầu cử Mỹ có gian lận.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chấm dứt việc người chết vẫn có tên trong danh sách đi bầu cử

Thanh Mai |

Ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ. Đây là buổi thứ 3 trong tổng số 2,5 ngày của phiên chất vấn.