Sân bay trên giấy, giá đất ảo và kinh doanh "cướp đoạt"

Lê Thanh Phong |

Tin xây dựng sân bay bung ra, Bình Phước trở thành nơi sốt đất, cò đất kéo về thổi giá, cơn sốt này chưa biết khi nào hạ.

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, cò đất các nơi ồ ạt đổ lên Bình Phước và biến nhiều khu vực tại các xã An Khương, Tân Lợi, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước trở thành “chảo lửa” sốt đất.

Giá đất bốc "ngút trời", có nhiều khu đất mặt tiền trung bình mỗi ngày tăng 100 triệu đồng mét ngang. Nơi gần cổng sân bay, những mảnh đất có giá từ 150 đến 200 triệu/450-500 m2, sau vài ngày sốt đất, đã có giá vài tỉ đồng tùy từng vị trí.

Nhiều khu vực vườn caosu được rao bán đất. Ảnh: C.T
Nhiều khu vực vườn caosu được rao bán đất. Ảnh: C.T

Những mảnh đất béo bở đó là của ai?

Khó biết, nhưng cái bài mua đất trước khi tung tin dự án để bán đất được xài khắp nơi. Chiêu sử dụng cò để thổi giá, tạo cơn sốt để giá đất dựng đứng không có gì mới, nhưng nhiều người vẫn dính bẫy.

Đất có giao dịch không, câu trả lời là có, nhưng giao dịch đó cũng là các nhóm cò dựng kịch với nhau, ảo chứ không thật. Nhưng nhiều người cả tin, thấy mua lô đất hôm trước hôm sau lời vài trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng là nổi máu tham, nhảy vô mua vài mảnh. Nếu may mắn gặp "gà mờ" thì tranh thủ kiếm chênh lệch, nếu không thì ôm đất cho đến khi hết sốt, lỗ chỏng vó.

Nắm thông tin dự án, mua đất giá rẻ trước, công bố thông tin dự án, dựng kịch bản sốt đất để bán làm giàu. Công thức là vậy.

Cũng miếng đất đó, dùng chiêu lợi dụng dự án để thổi giá làm giàu, ai ôm cuối cùng người đó chết. Thực tế này gọi là mô hình kinh doanh "cướp đoạt".

Nắm thông tin dự án để đầu cơ đất hay đầu cơ đất rồi sau đó dự án "mọc" lên trên đất thật khó biết được. Nhưng chiêu kinh doanh này làm giàu cho khối người có quyền lực thông tin.

Ngoài những người làm chủ cuộc chơi từ khi đất nguội cho đến lên cơn sốt, cũng có không ít người ăn theo. Có người lao theo mua đi bán lại, người thắng kẻ thua, miếng đất vẫn như cũ không làm ra gì giá trị, nhưng người ta lợi dụng cơ hội để cướp túi tiền của nhau mà thôi.

Huyện Hớn Quảng có văn bản khuyến cáo người dân về hiện tượng đầu cơ, môi giới đất đai, tụ tập đông người, mất an ninh trật tự, lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. Mặt khác, một số đối tượng lôi kéo, xúi giục người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số bán đất, dẫn đến không còn đất sản xuất nông nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ đói, nghèo.

Cảnh báo là chuyện của chính quyền, giành giật là chuyện của thị trường.

Sân bay lưỡng dụng ở Bình Phước mới chỉ là mấy dòng chữ trên giấy, nhưng đã có nhiều người kiếm lợi trên thực tế, và rồi sẽ có không ít người ôm hận.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Người Vân Kiều hiến đất xây trường

Nguyễn Trang |

Thời gian qua, với mong muốn góp sức giúp con em dân bản có điều kiện thuận lợi để học tập, không ít hộ nghèo người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) sẵn sàng hiến hàng trăm mét vuông đất để xây dựng các hạng mục phục vụ sự nghiệp “trồng người”.

Không phép màu, không ngôi sao mà là một đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc

Lê Thanh Phong |

Năm 2020 đi qua với những bước chân nhọc nhằn, nặng nề và hiểm nguy đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Đại dịch COVID-19 cùng với thiên tai bão lũ dồn dập, nhưng rồi nhân loại cũng phải vượt thoát, xem những thách thức đó như một sự bắt buộc phải xuất hiện trên chặng đường đi của mình.

Vùng đất của những thiếu nữ đẻ sớm nhất Việt Nam

PV |

17 tuổi đã là mẹ của hai đứa trẻ, đứa lớn 3 tuổi, đứa nhỏ còn ẵm ngửa. Ly Thị Ly và nhiều thiếu phụ ở bản Sơn Tống, xã Na Tông có lẽ là một trong những người đẻ sớm nhất Việt Nam.

Quảng Trị: Nỗ lực tăng thu ngân sách từ đấu giá đất

Minh Trí |

Năm 2020, toàn tỉnh đặt mục tiêu thu ngân sách đạt 3.400 tỉ đồng, trong đó, riêng nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất đạt 920 tỷ đồng.