Sập bẫy lừa đảo "tải app Bộ công an", nhiều người bị mất hàng tỷ đồng

Thanh Bình |

 

Công an TP.Hà Nội cho biết thời gian qua đã có rất nhiều người sập bẫy các đối tượng giả mạo cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nhiều nạn nhân sập bẫy các đối tượng giả mạo cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Gần đây nhất là vụ việc một người phụ nữ tại Hà Nội bị mất gần 2 tỉ đồng sau khi tải app giả mạo "Bộ công an".

Cụ thể, ngày 12/8, Công an quận Cầu Giấy đã tiếp nhận đơn trình báo của chị P. (SN 1980; trú tại quận Cầu Giấy) về việc nhận được một cuộc điện thoại của đối tượng tự xưng là cán bộ công an. Người này thông báo chị P. có liên quan đến một vụ án điều tra và yêu cầu chị tải app giả mạo "Bộ Công an" để phục vụ điều tra. Sau khi đăng nhập tài khoản, chị P. phát hiện tài khoản bị mất gần 2 tỉ đồng nên đã đến cơ quan công an trình báo.

Chị P. (Cầu Giấy, Hà Nội) tá hỏa khi tài khoản bốc hơi gần 2 tỉ đồng sau khi tải app giả mạo Bộ công an. Ảnh: cafebiz.vn
Chị P. (Cầu Giấy, Hà Nội) tá hỏa khi tài khoản bốc hơi gần 2 tỉ đồng sau khi tải app giả mạo Bộ công an. Ảnh: cafebiz.vn

Tại Đà Nẵng, ngày 6/8, Công an phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cũng tiếp nhận trình báo của bà N.T.H.T (SN 1983, trú phường Thanh Khê Tây) về việc bị lừa đảo qua mạng, mất hơn 1 tỉ đồng cũng với thủ đoạn mạo danh cán bộ công an để lừa đảo.

Bà T. cho biết, ngày 6/8 bà nhận được cuộc gọi thông báo có liên quan đến một vụ tai nạn giao thông. Mặc dù trả lời không biết gì đến vụ việc trên, nhưng các đối tượng tiếp tục mạo danh và nói sẽ chuyển máy đến "Công an TP Đà Nẵng" để dọa. Sau khi nghe máy từ một người tự xưng là cán bộ Công an TP. Đà Nẵng gọi và thông báo bà T. có liên quan đến vụ án mua bán trái phép chất ma túy, bà T hoảng sợ. Bà đã làm theo yêu cầu của các đối tượng, tải phần mềm "ứng dụng bảo mật" về để khai báo. 

Nhưng chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, tài khoản ngân hàng của bà T. bị trừ 7 lần với số tiền tổng cộng hơn 1 tỉ đồng.

Tại TP. HCM, ngày 9/7, Công an quận 12, TP Hồ Chí Minh cũng tiếp nhận trình báo của ông M.X. Đ (ngụ quận Gò Vấp, làm việc tại quận 12) bị các đối tượng sử dụng công nghệ cao lừa đảo qua internet mất hơn 1,8 tỷ đồng cũng với thủ đoạn tương tự.

Tại Huế, vào ngày 7/7, bà P.T.H.P (SN 1964, trú phường An Cựu, TP Huế) cũng nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại: 0816391152, 0899720345, 0702179703 của một số người tự xưng là nhân viên ngân hàng, cán bộ công an cấp cao của Bộ Công an gọi đến số điện thoại bà P đang sử dụng 091450xxxx, nói bà liên quan đến vụ án “ma túy và rửa tiền” đồng thời đe dọa sẽ thi hành lệnh bắt đối với bà P.

Do lo sợ và tin lời các đối tượng nên bà P. đã ra ngân hàng rút tiền từ sổ tiết kiệm chuyển vào các tài khoản mà đối tượng cung cấp tổng cộng 9 lần, chuyển vào 3 tài khoản ngân hàng khác nhau, tổng số tiền là 1,3 tỷ đồng.

Sau khi chuyển tiền xong các đối tượng gọi điện yêu cầu bà P. ở yên trong phòng, không được nói cho ai biết sự việc. Đến 18h30 cùng ngày bà P. mới phát hiện ra mình bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên nên đến cơ quan công an trình báo.

Vạch trần thủ đoạn giả mạo cán bộ công an chiếm đoạt tài sản

Đối tượng lừa đảo thường nhắm đến những người già, không thông thạo công nghệ để dễ dàng sử dụng các chiêu thức lừa nạn nhân.

Thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng là giả danh cán bộ Công an, Tòa án gọi điện thông báo người dân có liên quan đến vụ án hoặc xử phạt nguội vi phạm giao thông, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng lừa đảo đưa ra để phục vụ công tác điều tra, xử lý.

Chúng thườn yêu cầu nạn nhân không được để lộ thông tin với bất kỳ ai, kể cả người nhà và yêu cầu chuyển tiền để chúng quản lý trong quá trình điều tra, tránh việc tẩu tán. Chúng cam kết rằng sau khi điều tra, nếu nạn nhân không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ chuyển trả lại tiền.

Do lo sợ, các nạn nhân đã thực hiện theo những yêu cầu của chúng. Sau khi nhận được tiền, các đối tượng lừa đảo sẽ chuyển tiếp số tiền đó vào nhiều tài khoản khác nhằm chiếm đoạt.

Nhận diện các cuộc gọi lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản người dân
Nhận diện các cuộc gọi lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản người dân

Công an thành phố Hà Nội và các địa phương khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.

Trước khi liên hệ, làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.

Do đó, nếu nhận các cuộc gọi lừa đảo như trên, người dân nên bình tĩnh, không chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo. Người dân có thể kiểm chứng thông tin qua các kênh truyền thông, báo chí, thông báo cuộc gọi với người nhà để cùng nhau xử lý và báo ngay với Công an để có hướng dẫn để ngăn chặn kịp thời.

Người dân nên tự trang bị cho mình chút kiến thức về internet, cách giao dịch trên mạng... để tránh những thiệt hại không đáng có về tài sản.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Túng quẫn vì bị lừa đảo trên mạng, một công nhân bắt cóc trẻ sơ sinh

Nguyễn Thắng |

Nguyễn Thị Tuyến đã giả làm nhân viên Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ rồi lẻn vào khoa Sản tìm “bắt” được 1 bé sơ sinh (mới sinh ngày 18/8) và bế ra ngoài.

Vụ vợ chồng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở thị xã Quảng Trị: Yêu cầu các bị hại cung cấp thêm thông tin để mở rộng điều tra vụ án

Lê Minh |

Ngày 16/8, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị, Đại tá Nguyễn Văn Thanh ký ban hành Thông cáo báo chí yêu cầu các bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại thị xã Quảng Trị cung cấp thêm thông tin nhằm giúp cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh mở rộng điều tra vụ án.

Cảnh báo 8 thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

PV |

Các cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân cần nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo qua mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội…

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo “chạy án”

Hoài Nam |

Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, khi vướng vào vòng lao lý, nhiều người tận dụng tất cả các mối quan hệ để nhờ vả với mong muốn bản thân hoặc người thân của mình được giảm án.