Sự chờ đợi của nhân dân đối với dự thảo Văn kiện Đại hội XIII là rất lớn

Vương Trần |

Dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng sẽ chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương lần thứ 14 khóa XII xem xét, quyết định.

Tập hợp trí tuệ, phát huy trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân

Ngày 8.12.2020, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị để cho ý kiến về việc tiếp thu ý kiến đóng góp của các Đảng bộ trực thuộc Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa XIV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân để hoàn thiện các dự thảo văn kiện của Đảng, chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương lần thứ 14 khóa XII xem xét, quyết định.

Ông Nguyễn Túc - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao đổi về góp ý dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Ảnh T.Vương
Ông Nguyễn Túc - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao đổi về góp ý dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Ảnh T.Vương

Cùng dự họp có các Bí thư Trung ương Đảng, đại diện Thường trực Tổ Biên tập các Tiểu ban Đại hội XIII của Đảng.

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng sau khi được công bố ngày 20.10 đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, ý nghĩa; thể hiện tinh thần dân chủ nhằm tập hợp trí tuệ, phát huy trách nhiệm các tầng lớp nhân dân tham gia vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước.

Liên quan tới việc đóng góp ý kiến vào dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Túc - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, ý nghĩa; thể hiện tinh thần dân chủ nhằm tập hợp trí tuệ, phát huy trách nhiệm các tầng lớp nhân dân tham gia vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước.

Theo ông Túc, việc lấy ý kiến được thực hiện một cách công phu, rộng rãi nhằm phát huy dân chủ, huy động sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân là bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta.

Những ý kiến tâm huyết của nhân dân đã được đóng góp, nhưng ở đây cũng cần phải đặt ra trách nhiệm đối với việc tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo Văn kiện của Đảng.

Liên quan tới việc tiếp thu văn kiện, ông Túc cho rằng, việc tiếp thu bao giờ cũng là công việc nghiêm túc và chặt chẽ. "Việc tiếp thu các ý kiến phải báo cáo các cấp lãnh đạo quá trình thảo luận có nhiều ý kiến thế này, thế kia. Để có thể phân chia ra, đa số ý kiến như thế nào? Một số ý kiến như thế nào? Bởi, xây dựng Văn kiện Đại hội thì phải có căn cứ. Bên cạnh cơ sở khoa học thì một trong những căn cứ quan trọng là phải có sự đồng thuận” - ông Túc nói.

Chắt lọc, tiếp thu các ý kiến

Theo PGS-TS Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, với vai trò là cơ quan trực tiếp biên soạn dự thảo văn kiện, các thành viên của Hội đồng Lý luận Trung ương thường xuyên theo dõi những ý kiến đóng góp để đối chiếu, tiếp thu, làm sao để dự thảo văn kiện được hoàn thiện với chất lượng như mong muốn.

PGS.TS Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương. Ảnh T.Vương
PGS.TS Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương. Ảnh T.Vương

Theo ông Linh, Dự thảo văn kiện lần này được đưa ra vào thời điểm có nhiều dấu ấn quan trọng, vì vậy sự quan tâm, chờ đợi của nhân dân là rất lớn. Trong suốt thời gian từ khi dự thảo văn kiện được công bố, có thể nói rất nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân đã đóng góp nhiều ý kiến khác nhau cho dự thảo văn kiện. Việc lấy ý kiến được tổ chức rất công phu, có những nơi, những lĩnh vực, ban tổ chức đã nghiên cứu trước các nội dung liên quan đến mảng của mình được đề cập trong dự thảo để gợi ý cho các thành viên góp ý.

“Từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, có thể có những ý kiến riêng, đấy cũng là điều cần thiết để nghiên cứu, chắt lọc và tổng hợp lại trên nền cơ bản để tiếp thu được hiệu quả” - ông Linh cho biết.

Ông Linh nhấn mạnh quan điểm, việc góp ý cho các Văn kiện phải thực sự tâm huyết, vì mục tiêu phát triển chung của đất nước; việc tiếp thu phải đúng thực tiễn, thuyết phục, đúng nguyên tắc, đúng bản lĩnh, hết trách nhiệm và phải chắt lọc, bảo vệ cho được ý kiến đúng, phản bác mạnh mẽ những quan điểm sai trái, thể hiện rõ quan điểm, nền tảng tư tưởng của Đảng.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Đại hội XIII của Đảng sẽ diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2/2021 tại Hà Nội

PV |

Tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội XIII từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội.

Quảng Bình hoãn Đại hội Đảng để tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt

PV |

Trước tình hình mưa lũ đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã quyết định hoãn tổ chức Đại hội để tập trung ứng phó mưa lũ.

Người dân Quảng Trị hướng về Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII

Nhóm PV, CTV thời sự |

Đúng 8h00 giờ sáng15/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã khai mạc trọng thể. Ở khắp các vùng miền trên địa bàn tỉnh, từ khu vực trung tâm cho đến các địa bàn vùng sâu vùng xa, các tầng lớp cán bộ, nhân dân tỉnh nhà đều dõi theo Đại hội với tình cảm và niềm tin vào thành công của một nhiệm kỳ mới.

Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII

Hoàng Công Danh |

TCCV trân trọng đăng tải toàn văn Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII do đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy trình bày.