Tác giả ca khúc ''Có phải em mùa thu Hà Nội'' qua đời ở tuổi 71

Phương Lan |

Nhạc sỹ Trần Quang Lộc, tác giả các ca khúc nổi tiếng như "Có phải em mùa thu Hà Nội," Về đây nghe em,” “Ngủ ngoan nhé ngày xưa...” đã qua đời tại nhà riêng lúc 17 giờ 45 phút ngày 7/6, thọ 71 tuổi.

Thông tin từ bà Nguyễn Thị Thuận, vợ nhạc sỹ Trần Quang Lộc cho biết, nhạc sỹ Trần Quang Lộc, tác giả bài hát "Có phải em mùa thu Hà Nội" đã qua đời tại nhà riêng lúc 17 giờ 45 phút ngày 7/6, thọ 71 tuổi.

Nhạc sĩ 'Có phải em mùa thu Hà Nội' qua đời.
Nhạc sĩ 'Có phải em mùa thu Hà Nội' qua đời.

Nhạc sỹ Trần Quang Lộc sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Năm 20 tuổi, ông học tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế, bắt đầu sáng tác nhạc vào cuối thập niên 1960.

Nhạc sỹ Trần Quang Lộc có tuyển tập đầu tiên là “Hát trong dòng sông xưa” - được xuất bản năm 1970.

Trong suốt cuộc đời hoạt động âm nhạc của mình, nhạc sỹ Trần Quang Lộc đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong đó, nổi bật là các ca khúc “Có phải em mùa thu Hà Nội,” “Về đây nghe em,” “Em còn nhớ Huế không,” “Chợt nghe em hát,” “Có những chiều nghe rất lạ,” “Ngủ ngoan nhé ngày xưa,” “Đôi dép,” “Mùa hoa cải...”

Các sáng tác của ông được biết đến qua giọng hát của các ca sỹ Hồng Nhung, Thu Phương, Hương Lan...

Trong số đó, ca khúc “Có phải em mùa thu Hà Nội” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhạc sỹ Trần Quang Lộc.

Ca khúc được ông phổ nhạc năm 1972, từ bài thơ của người bạn - cố thi sỹ Tô Như Châu. Đến nay, bài hát trở thành một trong những nhạc phẩm được ưa thích nhất về Hà Nội.

Bên cạnh các bản nhạc tình, nhạc quê hương, là một người công giáo, nhạc sỹ Trần Quang Lộc cũng có nhiều sáng tác Thánh ca như "Về bên Chúa,” "Lời nguyện cầu đêm Noel..."

Vợ nhạc sỹ Trần Quang Lộc cho biết, tang lễ của nhạc sỹ Trần Quang Lộc sẽ được tổ chức theo nghi thức công giáo tại nhà riêng vào sáng 8/6. Lễ an táng diễn ra vào sáng 10/6 tại Trung tâm hỏa táng Long Hương (thành phố Bà Rịa).

(Nguồn: TTXVN)

TAGS

Những người mẹ sinh con trong vô thức

Hoàng Hải Lâm |

“Hồi trước chưa bị hãm hiếp, con L tâm lý có phần ổn định hơn. Từ sau ngày có thai rồi sinh con, hắn trở nên điên loạn, la hét mỗi đêm. Có lần hắn kêu tên ai đó và bảo đừng làm hắn đau. Tôi và cha hắn hai người ôm con khóc hết nước mắt. Đã chịu cái số trời hành, cái thằng vô lương tâm mô đó còn hành, quá đáng mà”. Tiếng khóc hòa lẫn trong tiếng mưa trong căn nhà nhỏ của bà Trần Thị X tại miền biển Triệu Phong (Quảng Trị).

Vẳng lại âm buồn

Nguyễn Đặng Mừng |

Có người bảo thời trang là con cháu mặc lại trang phục của ông bà tổ tiên. Lúc dài quá gót, lúc lại cũn cỡn khoe rún khoe mông, trở về thời mặc áo lá cây. Ôi thôi muôn hình muôn vẻ. Trên báo chí, nếu có một thống kê, chắc từ thời trang phải đứng hàng top ten. Chị em sính thời trang hơn giới mày râu. Cũng phải thôi, phái đẹp mà!

Nữ sĩ Tuyết Thanh – Người … không hẹn trước.

Hoàng Hải Lâm |

Đôi lúc nghĩ rất vô lối, về nữ sĩ Tuyết Thanh, kể cả người và thơ. Sự tự do khi nào thì dừng lại. Đó là ý nghĩ chủ quan của người viết, con người có được sự tự do là rất đổi đáng mừng. Nhưng, nó – sự tự do, được chấm dứt ở thơ. Với thơ, Tuyết Thanh bị vây bủa trong hàng ngàn tinh túy. Chấm dứt những bay nhảy đời thường, nữ sĩ lặng im để thơ cất tiếng.

Ngựa trời xin vôi

Hoàng Công Danh |

Ngày nhỏ, thi thoảng có một con bọ cánh màu xanh, hình dạng như con châu chấu nhưng to hơn, đậu xuống bên vách nhà. Mạ quệt một cục vôi nhỏ lên trên đầu thì nó mới chịu bay đi. Vì thế con đó gọi là con xin vôi, hay còn gọi là con ngựa trời.