Nữ sĩ Tuyết Thanh – Người … không hẹn trước.

Hoàng Hải Lâm |

Đôi lúc nghĩ rất vô lối, về nữ sĩ Tuyết Thanh, kể cả người và thơ. Sự tự do khi nào thì dừng lại. Đó là ý nghĩ chủ quan của người viết, con người có được sự tự do là rất đổi đáng mừng. Nhưng, nó – sự tự do, được chấm dứt ở thơ. Với thơ, Tuyết Thanh bị vây bủa trong hàng ngàn tinh túy. Chấm dứt những bay nhảy đời thường, nữ sĩ lặng im để thơ cất tiếng.

 

Quảng Trị hiện thời người làm thơ rất đông. Ai cũng có thể làm thơ. Từ một nhiếp ảnh gia, doanh nghiệp, người cho vay tiền… cho đến nhà văn cũng trổ chứng làm thơ. Nhưng thơ nữ thì chỉ có thể đếm đầu ngón tay mà lại rất nhì nhằng, đôi lúc đọc bưng mặt lại, thảng thốt, đó có phải là thơ không?

Tuyết Thanh thuộc dạng sang trên diễn đàn này. Thơ chị hầu hết là thơ tự do. Thể loại của cảm xúc giật dây động lòng, đôi lúc là bước chân mới giẫm lên vết dấu cũ khiến thơ cứ rưng rưng.

“Những giấc mơ và cánh buồm  tít tắp

dẫn em đi

tìm vòng quay thản nhiên trong kiếp luân hồi trăn trở.

Đôi khi em chỉ thèm giấc ngủ,

một trở mình nghiêng đêm

cho nhạt bớt vết hằn tháng năm khi không nhớ nổi mình…”

(Không hẹn trước)

Và nữa, đến thì vô lối, của đàn bà khi làm thơ. Mà Tuyết Thanh không phải thuộc dạng vừa. Nếu như người đàn ông thắc thỏm, kiểu “em ở nơi nào có còn mùa xuân không em…” thì Tuyết Thanh lại mong, một cơn bão lòng, những ồn ào hạnh phúc của lứa đôi.

“Đôi khi muốn trả lại chút ồn ào em đã gom dù không hề biết trước

Còn lại mỗi lặng thầm nước mắt rất hanh khô

Giày vò em cỗi cằn một nỗi nhớ rất xưa...”

(Không hẹn trước)

Đọc đến những câu này tôi lại nhớ, một cuốn sách của nhà văn Y Ban “Cuối cùng thì đàn bà muốn gì”. Và nhớ luôn ý thơ của Bùi Viết Anh, cả tỷ năm cũng không hiểu được đàn bà. Lắm người không hiểu, càng cắt nghĩa càng sai. Đôi khi sự kì công lí thú, hay nói trần trụi hơn chút, là sự mất công vô duyên. Đàn bà muốn gì đến chính họ còn không biết, đi tìm làm gì. Cứ nghe họ thủ thỉ một vài câu, có khi rất nhiều lời nhưng lời nào cũng rất đường mật.

 

“Anh đừng khép cửa nhé,

dù chỉ hờ thôi.

Nhỡ đâu gió vô tình đi qua

then cửa rơi em không với được....

Em biết,

ấm trà vừa pha có màu vàng rất đượm,

lúc chiếc lá đầu hồi vừa nghiêng giọt sương đêm.

Lách cách tiếng khóa va vào cánh cổng,

Anh thích một mình khi không có em...

Em sẽ đi rất nhanh,

Kịp mang gió cho ấm trà dịu nóng.

Trước khi tiếng khóa va vào cánh cổng,

Nên anh đừng khép cửa

Hãy đợi em....”

(Đợi)

Có vẻ như thất thế, nhưng đấy là sức mạnh của tình yêu và tôi cược rằng “anh” trong bài thơ này chẳng dễ gì khép cửa. Đôi lúc lại ngóng trông, khi người ta giả vờ đi mà cũng chột dạ. Khó lòng lắm! Nhất là trong chuyện tình yêu. Dù khổ đau hay hạnh phúc thì tình yêu vẫn là bức tranh đẹp nhất. Và thơ về tình yêu chính là những bản giao hưởng của mùa xuân tình yêu. Tuyết Thanh khéo vun vén, kể cả ngoài đời và trong thơ, bao nhiêu yêu thương đều mang đi ban phát. Nhưng lại vụng về, khi không “lưu chủ” cho mình một chút tình yêu. Nhưng cũng đáng, cho một lần yêu.

“Tôi đặt cược niềm tin

Vào những viên xúc xắc

Những khoảng trời lặng yên, trong vắt

Chẳng thể nào

Cả sáu mặt

Bão giông....

Tôi đặt cược tôi

Vào những cuộc vui ngông

Ngờ nghệch nghĩ

Cuộc đời chỉ rõ ràng hai mặt

Và những điều rất thật

Bao giờ cũng ở phía mặt trời

Nên tôi đặt cược anh

Vào phía sâu thẳm nhất

ở đó rất chật

hai mặt cuộc đời chẳng dễ đổi thay

tôi đặt cược

và tôi trắng tay

về ngật ngưỡng cùng viên xúc xắc”

(Đặt cược)

Khi trắng tay, đàn bà vẫn đúng. Nhất là khi yêu. Họ “chơi lớn” hơn ta tưởng. Có vô số thứ trên đời, những giai thoại về tình yêu, về đàn bà, về những mưu toan của họ trong tình yêu mà đàn ông chỉ có thể ngả mũ chào ngay cả khi họ nhận mình là người thua cuộc.

TAGS

Rau dớn và thời cuộc

Yên Mã Sơn |

Ở đất gió Lào cát trắng Quảng Trị, nếu vùng đồng bằng, rau xà lách xoong Hảo Sơn được xem là “vua rau” thì ở vùng cao, miền núi món rau dớn cũng ngon và nổi tiếng không kém.

Yên Mã Sơn – Ý thức điên

Hoàng Hải Lâm |

Nhặt năm, ba bài, trong gần 70 bài thơ của Yên Mã Sơn. Đọc đi đọc lại vài chục lần. Và nghĩ, khi các nhà thơ ở tỉnh đã thôi làm thơ, hoặc làm không được thơ thì Yên Mã Sơn chấp bút viết thơ.

Đội nón cho cây

Nguyễn Bội Nhiên |

Nắng hè trong bối cảnh El Nino mạnh và kéo dài như làn lửa bao chụp mọi vật. Ngược xuôi bất tận trên đường, người nào cũng kín bưng trong quần áo, mũ nón, găng tay, khẩu trang, kính râm. 

Gợi ý 5 món quà ý nghĩa cho ngày của mẹ

HOÀI THU |

Ngoài những ngày lễ dành cho phụ nữ như ngày 8/3, ngày 20/10 hay Lễ Vu lan, vài năm trở lại đây, Ngày của Mẹ cũng dần trở thành một ngày lễ được quan tâm và phổ biến hơn tại Việt Nam.