Tập huấn nghiệp vụ và quán triệt một số văn bản mới về công tác kiểm tra, giám sát và chuyển đổi số ngành kiểm tra của Đảng

N.V |

Sáng nay 29/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ và quán triệt một số văn bản mới của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát (KT,GS), thi hành kỷ luật trong đảng và thực hiện chuyển đổi số ngành kiểm tra đến cán bộ, công chức cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và ủy ban kiểm tra các huyện ủy, thị ủy, thành ủy trong tỉnh.

 
 Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hồ Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị- Ảnh: N.V 

Phát biểu tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hồ Thị Thu Hằng nhấn mạnh, hội nghị này nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra của Đảng cập nhật, nắm bắt những nội dung rất mới về nghiệp vụ; về Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị có tác động mạnh mẽ trong đời sống xã hội nói chung và ngành kiểm tra của Đảng nói riêng.

Sau hội nghị này, sẽ thay đổi một cách căn bản, toàn diện về phương pháp, kỹ năng cho cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra của Đảng để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

Trước đây, phương pháp KT,GS thường được thực hiện trực tiếp với đối tượng thông qua các buổi làm việc thì nay sẽ chuyển sang KT,GS thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu, thông qua thông tin được chia sẻ, trao đổi trên môi trường số. Với sự thay đổi này, sẽ giúp cho cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra của Đảng tối ưu hóa kết quả, hiệu quả công tác KT,GS thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.

Trước yêu cầu của công tác chuyển đổi số, đòi hỏi người làm công tác kiểm tra của Đảng không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải giỏi về công nghệ thông tin, biết phân tích, sử dụng dữ liệu trên thông tin để KT,GS mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Thời gian từ đây đến kết thúc hoạt động cấp huyện không còn nhiều, đòi hỏi cán bộ, công chức ủy ban kiểm tra các huyện ủy, thị ủy, thành ủy sau hội nghị tập huấn này khẩn trương tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số đảm bảo đúng yêu cầu, lộ trình, kế hoạch đề ra.

Tại hội nghị, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Hoài Nam quán triệt một số văn bản mới về công tác KT,GS, thi hành kỷ luật trong Đảng; Chánh Văn phòng Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Trần Việt Hoàng trao đổi nghiệp vụ chuyển đổi số ngành kiểm tra Đảng tỉnh.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Chuyển đổi số trong bồi dưỡng lý luận chính trị

Tây Long |

Hiện nay, chuyển đổi số (CĐS) không chỉ mở ra nhiều cơ hội mà còn đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ mới đòi hỏi sự thích ứng linh hoạt trên mọi lĩnh vực. Trong bối cảnh ấy, để đáp ứng đòi hỏi của thời đại, công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cũng cần đổi mới mạnh mẽ để theo kịp bước tiến của thời đại. Tại Quảng Trị, với nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, các cấp, ngành, đơn vị liên quan đã tạo ra sự đổi thay tích cực trong hoạt động này.

“Cầm tay chỉ việc” để cùng chuyển đổi số

Đào Tâm Thanh |

80 năm trước, phong trào “Bình dân học vụ” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động là một biểu tượng của lòng quyết tâm, ý chí, tinh thần đoàn kết giúp người dân thoát khỏi mù chữ, tiếp cận tri thức. Ngày nay, trong kỷ nguyên số và hướng tới xã hội thông minh, tinh thần ấy đang được kế thừa và phát triển với phong trào “Bình dân học vụ số”. Phong trào có sứ mệnh phổ cập kiến thức, kỹ năng số đến mọi tầng lớp nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau tiến trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

Trần Anh Minh |

 Trước xu hướng tất yếu của công cuộc chuyển đổi số toàn diện nền KT-XH, tỉnh Quảng Trị đối diện với nhiều thách thức trong quản lý, điều hành cần phải vượt qua, trong đó có yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây là nhiệm vụ trọng tâm để đào tạo đội ngũ cán bộ đủ khả năng ứng dụng chuyển đổi số.

Kết quả bước đầu về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Trần Cát Linh |

 Phong trào “Bình dân học vụ số” ra đời có nghĩa là chuyển đổi số (CĐS) là hướng đi bắt buộc, tất yếu trong tiến trình phát triển quê hương, đất nước trong thời kỳ mới. Trong quá trình thay đổi của cuộc cách mạng công nghệ này, con người là trung tâm, là động lực cũng là nguồn lực phát triển để từ đó xây dựng nên công dân số. Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số” phát triển lan rộng tới mọi vùng miền, mọi đối tượng công dân, nhất là những đối tượng xưa nay ít có điều kiện tiếp cận công nghệ để họ nắm bắt và làm chủ công nghệ số, từ đó tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số, tiến tới xã hội số toàn diện. Những năm qua, CĐS đã mang đến nhiều kết quả đáng ghi nhận trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.