Thông tin phương án nhân sự Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng là tuyệt mật

Thanh Mai |

Phương án nhân sự ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội loại thông tin "Tuyệt mật"

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định về việc ban hành danh mục bí mật nhà nước của Đảng theo đề nghị của Văn phòng T.Ư Đảng. Theo đó, danh mục bí mật nhà nước của Đảng, căn cứ theo luật Bảo vệ bí mật nhà nước, được chia làm 3 mức độ mật, gồm: "Tuyệt mật", "Tối mật" và "Mật".

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tin "Tuyệt mật" bao gồm 6 nhóm thông tin thuộc các lĩnh vực kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; công tác tổ chức xây dựng Đảng; công tác đối ngoại; kinh tế - xã hội; công tác dân vận và quốc phòng an ninh.

Thông tin "Tuyệt mật" về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, gồm: các kết luận, tờ trình, báo cáo, thông báo, biên bản, công văn của T.Ư Đảng, Ủy ban Kiểm tra T.Ư về kết quả kiểm tra, xác minh khi có dấu hiệu vi phạm, đề nghị thi hành kỷ luật Đảng, giải quyết tố cáo đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa công khai.

Thông tin công tác tổ chức xây dựng Đảng, các quyết định, kết luận, tờ trình, kế hoạch, báo cáo, thông báo, công văn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ T.Ư về kết quả kiểm tra, xác minh vấn đề chính trị của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa công khai là thông tin "Tuyệt mật".

Các báo cáo, tờ trình, thông báo, quyết định, kết luận, công văn của T.Ư Đảng về quá trình chuẩn bị, đề án, phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai cũng là thông tin xếp vào loại "Tuyệt mật".

Trong lĩnh vực đối ngoại, thông tin "Tuyệt mật" là các quyết định, kết luận, báo cáo, kế hoạch, đề án, phương án, tờ trình, công văn của T.Ư Đảng về chiến lược đối ngoại liên quan đến an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quan hệ đối ngoại của Đảng ta với các đảng, các nước lớn, các nước láng giềng về vấn đề biên giới lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa của nước ta.

Đề án chính trị, báo cáo kết quả hội đàm của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư đi thăm, làm việc với các đảng, các nước và đón các đoàn cấp cao các đảng, các nước vào thăm, làm việc tại Việt Nam có nội dung về quan hệ chính trị đặc biệt với nước ta.

Các báo cáo, đề án, tờ trình của Ban Đối ngoại T.Ư kiến nghị T.Ư Đảng các chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề đối ngoại và quan hệ của Đảng ta với các đảng, các nước lớn, các nước láng giềng có nội dung liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và biên giới quốc gia cũng là thông tin "Tuyệt mật".

Về nhóm kinh tế - xã hội, thông tin "Tuyệt mật" là các quyết định kết luận, báo cáo, thông báo, công văn của T.Ư Đảng và báo cáo, tờ trình, công văn của cơ quan, tổ chức đảng trình xin ý kiến T.Ư Đảng về kinh phí đặc biệt dành cho quốc phòng, an ninh; chủ trương thu, đổi tiền, phát hành tiền chưa công khai.

Đối với thông tin quốc phòng, an ninh, quyết định quy định, thông tin "Tuyệt mật" là các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông báo, kết luận của T.Ư Đảng, Quân ủy T.Ư, Đảng ủy Công an T.Ư về hoạt động, phương hướng hoạt động của lực lượng tình báo, kỹ thuật nghiệp vụ trong bảo vệ an ninh quốc gia; xác định các đối tượng, phương án, đối sách đấu tranh, quy trình xử lý tình huống nghiệp vụ đối với các đối tượng, thế lực thù địch trong và ngoài nước có âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia hoặc đe dọa xâm phạm an ninh quốc gia.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Người nước ngoài đầu tiên viết sách về Tổng Bí thư Đảng đầu tiên của Lào

Nguyễn Thế Nghiệp |

Như có duyên với nhau, tôi và PGS.TS Đức Vượng (Đàm Đức Vượng)  luôn song hành trong nhiều công việc, với mong muốn được góp phần vun đắp cho quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.  Năm 1993 tôi là phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Viêng Chăn, có nhiều dịp gặp đồng chí Xixanạ Xixan, Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, kiêm Giám đốc Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản để tìm hiểu việc chuẩn bị xây dựng Bảo tàng lớn, hiện đại, bày tỏ sự thành kính và tri ân công lao to lớn của Cố Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đáp ứng nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào.

Những hình ảnh về lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

PV |

Sáng 14/8, Ban Chấp hành TW Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu theo hình thức Quốc tang.

Nhớ mãi hình ảnh Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nơi vùng “rốn lũ” Hải Lăng năm ấy

Đào Tâm Thanh |

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Lê Khả Phiêu, (sinh năm 1931), nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đã từ trần vào hồi 2 giờ 52 phút ngày 7 tháng 8 năm 2020 tại Hà Nội. Bài viết nhỏ này ghi lại những thời khắc hơn 20 năm về trước trong chuyến công tác của Tổng Bí thư tại Hải Lăng như nén tâm hương tưởng nhớ đồng chí Lê Khả Phiêu, người đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch

PV |

Ngày 30/3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch COVID-19.