Trồng cây Bồ Đề có tuổi thọ cao nhất thế giới tại chùa Bái Đính

PV |

Ngày 25/3, tại chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ đón nhánh cây Bồ đề từ Sri Lanka về trồng tại chùa.

Dự lễ đón và trồng cây có đại diện lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình; lãnh đạo tỉnh Ninh Bình; ngài A-Sai-Ui-Men-Dis, Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam cùng đông đảo tăng, ni, Phật tử, du khách thập phương.

 
 
Cây Bồ đề được trồng tại vườn Bồ đề trước điện Tam Thế - chùa Bái Đính.
Cây Bồ đề được trồng tại vườn Bồ đề trước điện Tam Thế - chùa Bái Đính.
Theo Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình, Phó trụ trì chùa Bái Đính, cây Bồ đề "Vĩ Đại Cát Tường” ở chùa Boma-luwa, Thánh tích Maha-vihara, Cố đô Anura-dha-pura, Sri Lanka là cây Bồ đề có tuổi thọ cao nhất trên thế giới với khoảng 2.300 năm tuổi, được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka.

Được sự chấp thuận của Chính phủ Sri Lanka, chùa Boma-luwa, Thánh tích Maha-vihara, Cố đô Anura-dha-pura, Sri Lanka tặng chùa Bái Đính nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây Bồ đề "Vĩ Đại Cát Tường". Với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Sri Lanka tại Hà Nội và Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka, từ ngày 21/3 đến ngày 25/3/2023, các chư tăng và Phật tử chùa Bái Đính đã hành hương, rước nhánh cây Bồ đề ở Cố đô Anura-dha-pura về Việt Nam và trồng tại chùa Bái Đính.

(Nguồn: Ngày nay)

TAGS

Hiệu quả từ việc trồng cây đót của người dân vùng cao

Nam Phương |

Nhận thấy những giá trị kinh tế mà cây đót mang lại, nên thay vì phải vất vả lên rừng lấy đót mang về bán cho các thương lái như trước đây, một số người dân tại xã Thanh, huyện miền núi Hướng Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cây đót. Việc đưa một loại cây rừng, vốn chỉ mọc trong tự nhiên trở thành một loại cây trồng lâu năm được xem là hướng đi mới, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi miền Tây Quảng Trị.

Kỳ vọng từ trồng cây trẩu lấy dầu

Lê An |

Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có gần 2.950 ha rừng trẩu, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông. Đây là loại cây đa tác dụng, vừa sinh trưởng nhanh, vừa có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. Việc phát triển cây trẩu trở thành cây trồng lâm nghiệp đang mở ra hy vọng mới, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng cao.

UBND tỉnh phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023

Thanh Trúc |

Ngày 27/1, tại Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương thuộc Khu di tích thành Tân Sở (huyện Cam Lộ), UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão năm 2023.

Từ “Tết trồng cây” đến phát triển lâm nghiệp bền vững, hiệu quả

Đan Tâm |

Với diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 245.996 ha, trong đó rừng tự nhiên 126.622 ha; rừng trồng 119.374 ha, tỉnh Quảng Trị là địa phương được đánh giá có tiềm năng phát triển một nền lâm nghiệp hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, tỉnh có những lợi thế đáng kể về vị trí địa lý - kinh tế nên rất thuận lợi trong việc vận chuyển và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ, góp phần giảm chi phí vận chuyển. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng với mục tiêu đưa tỉnh Quảng Trị trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực miền Trung.