Vì sao các cơn bão thường mang tên phụ nữ?

Thanh Mai |

Các cơn bão được đặt tên với mục đích đơn giản hóa việc trao đổi thông tin và liên lạc.

Cơn bão Noru (tại Việt Nam gọi là cơn bão số 4) được dự báo sẽ là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.  Noru là tên do Hàn Quốc đặt tên. Theo tiếng Hàn Quốc, Noru có nghĩa là con Hoẵng phiên âm là No-ruu.

Các cơn bão được đặt tên với mục đích đơn giản hóa việc trao đổi thông tin và liên lạc, đồng thời giảm thiểu nhầm lẫn khi hai hoặc nhiều cơn bão xảy ra cùng lúc. Việc đặt tên này bắt đầu từ thế kỷ 20. 

Trong Thế chiến II, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ là do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra, và thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO), các cơn bão nhiệt đới được đặt tên theo quy tắc ở từng khu vực. Từ năm 1950, các cơn bão ở Đại Tây Dương và nam bán cầu (Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương) được đặt tên nhưng không theo quy tắc cụ thể. Đến năm 1953, các cơn bão nhiệt đới sẽ được đặt tên theo tên nữ giới, sắp xếp theo bảng chữ cái.

Tên bão Noru có nghĩa là con Hoẵng
Tên bão Noru có nghĩa là con Hoẵng


Đến năm 1978, tên nam giới được bổ sung vào danh sách và xen kẽ với tên nữ giới. Ví dụ, nếu cơn bão đầu tiên trong năm bắt đầu bằng chữ A - Anne, cơn bão tiếp theo sẽ bắt đầu bằng chữ B - Bernard.

Riêng ở Tây Bắc Thái Bình Dương, bão còn mang tên hoa lá, động vật... Trong khi đó, tại Việt Nam, thường đặt tên các cơn bão theo số thứ tự, bắt đầu từ số 1 cho đến lần xuất hiện kế tiếp. Nhiều năm lên tới 13-14 cơn bão.

Với riêng khu vực Đại Tây Dương, WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão. Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Theo đó, danh sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Điểm đặc biệt, tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z.

Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs) đã đặt ra các quy tắc chung đặt tên cơ bão. Danh sách này được các cơ quan tương ứng phê duyệt tại các phiên họp hàng năm hoặc hai năm một lần. Những cái tên sẽ giúp người dân dễ nhớ hơn so với các con số và thuật ngữ kỹ thuật.

Từ năm 1950 đến 1952, các cơn bão ở bắc Đại tây dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able-Baker-Charlie- ...), nhưng từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ.

Thông thường, các cơn bão ở lòng chảo đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng. Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên.

Tại Tây Nam Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào những năm 1960-1961. Vùng Australia và Nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964, và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng.

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở lòng chảo Tây bắc Thái Bình Dương (bao gồm Việt Nam) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới trong khu vực. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

Những cái tên này không phải là tên riêng của người, mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn. Hỡn nữa chúng không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.

Việc sử dụng tên riêng, ngắn gọn cũng giúp việc thông báo bằng văn bản hoặc giọng nói diễn ra thuận lợi hơn, nhanh hơn và ít bị lỗi hơn so với phương pháp xác định cơn bão bằng kinh độ, vĩ độ khó nhớ, dài dòng. Những điều này tạo ra lợi thế quan trọng trong việc trao đổi thông tin chi tiết về những cơn bão.

Tên của những cơn bão có thể bị loại bỏ nếu cơn bão đó gây thiệt hại nặng nề về người và của. Thông thường, trong các cuộc họp thường niên của WMO, những cái tên "phạm" phải điều cấm kỵ này sẽ được loại bỏ và thay thế bằng tên mới.

Những tên bão bị loại khỏi danh sách vì gây thiệt hại nặng nề bao gồm: Mangkhut (Philippines, năm 2018), Irma and Maria (Caribbean, năm 2017), Haiyan (Philippines, năm 2013), Sandy (Mỹ, năm 2012), Katrina (Mỹ, năm 2005), Mitch (Honduras, năm 1998) và Tracy (Darwin, năm 1974).

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Hàng triệu học sinh miền Trung nghỉ học tránh bão Noru

Thanh Mai |

 

Noru được nhận định là một trong 4 cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua và mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ.

Nhìn lại những cơn “siêu bão” từng đổ bộ vào Việt Nam

Thanh Mai |

Hãy cũng điểm lại những cơn “siêu bão” tương tự cơn bão Noru từng gây thiệt hại lớn về người và tài sản trong 20 năm qua.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng kiểm tra công tác phòng chống bão Noru ở các địa phương

Thanh Trúc |

Ngày 26/9, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đi kiểm tra tình hình chuẩn bị phòng chống bão Noru tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và TP. Đông Hà.

Lập Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão Noru

PV |

Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 1136/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để chỉ đạo ứng phó với bão Noru (cơn bão số 4) do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành là Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương.