Việt Nam đề nghị Campuchia phối hợp điều tra vụ người Việt chạy khỏi casino

Thanh Mai |

Việt Nam đề nghị Campuchia hỗ trợ điều tra nguyên nhân 42 người Việt chạy khỏi casino ở tỉnh Kandal.

Liên quan đến sự việc 42 người Việt chạy khỏi casino ở tỉnh Kandal, Việt Nam đã liên hệ với giới chức Campuchia làm rõ thông tin và kiểm tra cơ sở ở ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 19/8 cho biết, Việt Nam đã đề nghị Campuchia "hỗ trợ tìm kiếm người mất tích và điều tra nguyên nhân" sự việc. Đồng thời cảnh báo tình trạng người lao động Việt Nam bị lừa đảo, môi giới đi lao động bất hợp pháp tại Campuchia thời gian qua.

Bà Hằng cũng cho hay vừa qua có hơn 500 người được cứu thoát và đưa về nước an toàn, hàng nghìn người được hỗ trợ thủ tục.

Nhiều lao động được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang phối hợp cùng các cơ quan chức năng bố trí tạm nơi ăn, trốn ở.
Nhiều lao động được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang phối hợp cùng các cơ quan chức năng bố trí tạm nơi ăn, trốn ở.

Trước đó, vào khoảng 9h45 ngày 18/8, Chốt quản lý bảo vệ biên giới và phòng chống dịch COVID-19 số 21 (gọi tắt là Chốt số 21, đóng quân tại khóm Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) phát hiện, bắt giữ 40 người (35 nam, 5 nữ; tất cả chưa xác định được nhân thân, lai lịch) từ Casino Rich World (trước đây tên Casino Kinh Sa, thuộc ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia) – đối diện Chốt 21, bơi sông Bình Ghi, nhập cảnh trái phép về Việt Nam.

Qua công tác nắm tình hình và thông tin do người dân cung cấp, được biết có tất cả 42 người nhập cảnh về Việt Nam. Chốt số 21 phát hiện, giữ 40 người, 1 người mất tích trên sông, 1 người bị bảo vệ của Casino Rich World bắt giữ lại.

Những người này khai trước đó trốn sang Campuchia làm việc tại một số casino. Do làm việc quá thời gian quy định, không được nghỉ ngơi và không được trả lương, họ tìm cách vượt biên về Việt Nam.

Theo Bộ Công an, các cơ sở cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản tập trung ở khu Bà Vẹt, tỉnh Svaytieng, Banteay Meanchay, tỉnh Poipet, thành phố Shihanoukvile, tỉnh Preah Shihanouk, Chrey Thom, tỉnh Kandal và Phnom Penh. 6 tháng đầu năm, Công an Việt Nam phối hợp với giới chức Campuchia giải cứu hơn 250 trường hợp bị lừa đi lao động trái phép.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Cảnh giác chiêu lừa xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc với mức lương cao

Lê Trường |

Qua mạng xã hội, một số thanh niên ở Quảng Trị bị các đối tượng môi giới xuất nhập cảnh trái phép dụ dỗ, “hứa” đưa sang Campuchia để làm việc nhẹ, lương cao. Tuy nhiên, sau đó, các thanh niên này phát hiện bị lừa và phải “cầu cứu” gia đình nộp hàng chục triệu đồng tiền chuộc để được về nước, nhưng đến nay vẫn vô vọng.

Lào thúc đẩy xuất khẩu điện sang Việt Nam và Campuchia

Phạm Kiên-Bá Thành |

Về hợp tác với Việt Nam, hiện Lào đã ký các hợp đồng mua bán điện năng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại 25 dự án với tổng công suất lắp đặt 2.180 MW.

Thủ tướng Hun Sen cảm ơn Việt Nam giúp Campuchia đánh đổ Pol Pot

Phạm Tiếp |

Thủ tướng Campuchia Hun Sen bày tỏ lòng tri ân đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã cưu mang, giúp đỡ Thủ tướng Hun Sen trong những ngày đầu tìm đường cứu nước.

Xác minh 2 trường hợp nghi bị lừa bán sang Campuchia

Trường Nguyên |

Ngày 18/6, thông tin từ Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) cho biết, đơn vị đang phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương xác minh, tìm kiếm 2 trường hợp trú tại địa bàn nghi bị lừa bán sang Campuchia.