Vụ 'chuyến bay giải cứu': Bắt nữ chuyên viên Ban Đối ngoại Trung ương

An Ly |

Mở rộng điều tra vụ án tại Cục lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam bà Lê Thị Ngọc Anh, Chuyên viên Phòng nhà khách, Vụ Lễ tân, Ban đối ngoại Trung ương.

Trong vụ án "Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, ngày 27/10/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 2 bị can.

Cụ thể, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với ông Tào Đức Hiệp (SN 1976, nguyên Giám đốc Công ty TNHH du lịch dịch vụ công đoàn Đường sắt Việt Nam) về tội "Đưa hối lộ" quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Tào Đức Hiệp (trái) và Lê Thị Ngọc Anh. Ảnh: Bộ Công an.
Tào Đức Hiệp (trái) và Lê Thị Ngọc Anh. Ảnh: Bộ Công an. 

Cùng với đó, cơ quan điều tra cũng khởi tố bà Lê Thị Ngọc Anh (SN 1984, chuyên viên Phòng nhà khách, Vụ Lễ tân, Ban đối ngoại Trung ương) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Sau khi Viện KSND Tối cao phê chuẩn, ngày 27/10, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với hai bị can này.

Đây là diễn biến mới sau 8 tháng công an vào cuộc điều tra vụ án liên quan đến các chuyến bay giải cứu xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ GTVT, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan. Hiện đã có 24 bị can bị khởi tố, bắt tạm giam.

Hơn một tháng qua, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Nam... cung cấp hồ sơ chi tiết việc lựa chọn khách sạn, resort là địa điểm cách ly, chủ trương xin cách ly của doanh nghiệp trên địa bàn và quá trình tổ chức chuyến bay đưa công dân về cách ly. Bộ Công an yêu cầu các địa phương cung cấp danh sách cá nhân tham gia quá trình xét duyệt hồ sơ như cán bộ đề xuất, ký trình, ký ban hành và người tham gia giải quyết từng hồ sơ của doanh nghiệp.

Trong số 24 bị can, Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ có chuyên viên Nguyễn Mai Anh, chuyên viên Nguyễn Tiến Thân và Vụ trưởng Nguyễn Thanh Hải.

Tại Bộ Ngoại giao có 5 bị can là Thứ trưởng Tô Anh Dũng; Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan; Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Đỗ Hoàng Tùng; Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự Lê Tuấn Anh và Phó trưởng Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự Lưu Tuấn Dũng.

Bộ GTVT có một bị can đã bị khởi tố, điều tra là Ngô Quang Tuấn - chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế.

Bộ Y tế có 2 bị can là Phạm Trung Kiên - chuyên viên Vụ trang thiết bị công trình y tế và Bùi Huy Hoàng - chuyên viên Cục Y tế dự phòng.

Bộ Công an có 3 bị can là Trần Văn Dự - cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh và 2 cán bộ cục này là Vũ Sỹ Cường , Vũ Anh Tuấn .

Ngoài ra, tại các công ty du lịch có 4 bị can liên quan vụ án.

Theo Bộ Công an, chương trình "giải cứu" công dân Việt Nam mắc kẹt ở nước ngoài do dịch COVID-19 được thực hiện từ tháng 12/2020. Tổ công tác liên ngành (gồm 5 Bộ: Ngoại giao, Công an, GTVT, Y tế và Quốc phòng) đã tổ chức gần 2.000 chuyến trong thời gian đó.

Theo điều tra ban đầu, có những chuyến bay "giải cứu" thu lợi vài tỷ đồng. Số tiền tiêu cực, theo đó, có thể tới hàng chục tỷ đồng và hàng trăm nghìn USD.

(Nguồn: Tổng hợp)

Tại Bộ Ngoại giao có 5 bị can là Thứ trưởng Tô Anh Dũng; Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan; Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Đỗ Hoàng Tùng; Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự Lê Tuấn Anh và Phó trưởng Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự Lưu Tuấn Dũng.

Bộ GTVT có một bị can đã bị khởi tố, điều tra là Ngô Quang Tuấn - chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế.

Bộ Y tế có 2 bị can là Phạm Trung Kiên - chuyên viên Vụ trang thiết bị công trình y tế và Bùi Huy Hoàng - chuyên viên Cục Y tế dự phòng.

Bộ Công an có 3 bị can là Trần Văn Dự - cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh và 2 cán bộ cục này là Vũ Sỹ Cường , Vũ Anh Tuấn .

Ngoài ra, tại các công ty du lịch có 4 bị can liên quan vụ án.

Theo Bộ Công an, chương trình "giải cứu" công dân Việt Nam mắc kẹt ở nước ngoài do dịch COVID-19 được thực hiện từ tháng 12/2020. Tổ công tác liên ngành (gồm 5 Bộ: Ngoại giao, Công an, GTVT, Y tế và Quốc phòng) đã tổ chức gần 2.000 chuyến trong thời gian đó.

Theo điều tra ban đầu, có những chuyến bay "giải cứu" thu lợi vài tỷ đồng. Số tiền tiêu cực, theo đó, có thể tới hàng chục tỷ đồng và hàng trăm nghìn USD.

(Nguồn: Tổng hợp/ Phụ nữ mới)

Bộ Công an đề nghị Thanh Hóa và Quảng Nam cung cấp hồ sơ phục vụ điều tra các "chuyến bay giải cứu"

Thanh Mai |

Bộ Công an đề nghị 2 tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ điều tra vụ án liên quan đến "chuyến bay giải cứu".

Máy bay đâm vào tòa chung cư ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Thanh Mai |

Cảnh sát Keene cũng cho biết, dù họ không rõ có bao nhiêu người trên máy bay, nhưng chắc chắn không có người nào sống sót.

Khởi công đường băng, nhà ga sân bay Long Thành vào cuối năm 2022

Việt Hùng |

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các đơn vị cần khẩn trương khởi công nhà ga hành khách, đường băng sân bay Long Thành vào cuối năm 2022.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Xây dựng cảng hàng không, sân bay, tạo động lực phát triển mới cho địa phương và đất nước

B.A |

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các cảng hàng không đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư như Quảng Trị, Sa Pa (Lào Cai),  các địa phương tập trung triển khai thủ tục theo quy định để khởi công trong năm 2022 hoặc đầu năm 2023.