Xã bãi ngang xây chợ tiền tỷ rồi bỏ hoang

Công Điền |

Chợ Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) được xây dựng khang trang với số vốn hơn 3 tỷ đồng nhưng tiểu thương ngại vào buôn bán vì nhiều lý do.

Chợ Hà Tây là chợ chính của xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là nơi giao thương, mua bán hàng hóa thiết yếu, thủy hải sản của người dân tại địa phương.Tuy nhiên, hiện nay nhiều tiểu thương tại địa phương cho rằng vị trí xây dựng mới của chợ này không thật sự phù hợp, thiếu các điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán nên họ vẫn chưa có ý định chuyển từ chợ cũ ra chợ mới, dẫn đến nguy cơ chợ bỏ hoang gây lãng phí.
Chợ Hà Tây là chợ chính của xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là nơi giao thương, mua bán hàng hóa thiết yếu, thủy hải sản của người dân tại địa phương.Tuy nhiên, hiện nay nhiều tiểu thương tại địa phương cho rằng vị trí xây dựng mới của chợ này không thật sự phù hợp, thiếu các điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán nên họ vẫn chưa có ý định chuyển từ chợ cũ ra chợ mới, dẫn đến nguy cơ chợ bỏ hoang gây lãng phí.

Do chợ cũ chật chội, tiểu thương bày hàng hóa tràn cả ra đường, các lô quầy cũng xuống cấp khó đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa về lâu dài nên được sự hỗ trợ nguồn vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, năm 2015 chợ Hà Tây được khởi công xây dựng.
Do chợ cũ chật chội, tiểu thương bày hàng hóa tràn cả ra đường, các lô quầy cũng xuống cấp khó đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa về lâu dài nên được sự hỗ trợ nguồn vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, năm 2015 chợ Hà Tây được khởi công xây dựng.

Công trình chợ Hà Tây có tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng, các hạng mục được xây dựng gồm có mái đình, sân bê tông; 6 ki ốt và 36 lô quầy kinh doanh. Dù được khởi công xây dựng từ năm 2015 nhưng đến cuối tháng 2/2021 chợ Hà Tây mới mới được bàn giao cho xã quản lý, khai thác.
Công trình chợ Hà Tây có tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng, các hạng mục được xây dựng gồm có mái đình, sân bê tông; 6 ki ốt và 36 lô quầy kinh doanh. Dù được khởi công xây dựng từ năm 2015 nhưng đến cuối tháng 2/2021 chợ Hà Tây mới mới được bàn giao cho xã quản lý, khai thác.

Sau khi được bàn giao chợ Hà Tây, UBND xã Triệu An đã thực hiện hoàn thành các thủ tục, phương án đấu giá ki-ốt, lô quầy trình huyện phê duyệt để đưa vào đấu giá trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương cho biết họ chưa có ý định chuyển lên chợ Hà Tây mới để buôn bán, kinh doanh vì cho rằng chợ mới có vị trí không thuận lợi, đường đi lại khó khăn dù khoảng cách giữa chợ mới và chợ cũ chỉ cách nhau tầm 500 m.
Sau khi được bàn giao chợ Hà Tây, UBND xã Triệu An đã thực hiện hoàn thành các thủ tục, phương án đấu giá ki-ốt, lô quầy trình huyện phê duyệt để đưa vào đấu giá trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương cho biết họ chưa có ý định chuyển lên chợ Hà Tây mới để buôn bán, kinh doanh vì cho rằng chợ mới có vị trí không thuận lợi, đường đi lại khó khăn dù khoảng cách giữa chợ mới và chợ cũ chỉ cách nhau tầm 500 m.

Bà Dương Thị Tân, một tiểu thương buôn bán ở chợ Hà Tây cũ cho biết, việc buôn bán ở đây ngày càng khó khăn vì hiện nay nhiều hộ tiểu thương đã bỏ chợ ra mặt đường lớn mở quán buôn bán. “Chợ này hiện chỉ có bán các mặt hàng chủ yếu như gạo, rau, tôm cá, tạp hóa. Hàng ngày chợ chỉ họp nhộn nhịp nhất trong khoảng 1-2 giờ đồng hồ vào buổi sáng, người buôn bán, người đi chợ ở đây cũng ít dần. Vì vậy việc chuyển lên chợ mới chúng tôi cũng rất đắn đo chưa biết tính sao”.
Bà Dương Thị Tân, một tiểu thương buôn bán ở chợ Hà Tây cũ cho biết, việc buôn bán ở đây ngày càng khó khăn vì hiện nay nhiều hộ tiểu thương đã bỏ chợ ra mặt đường lớn mở quán buôn bán. “Chợ này hiện chỉ có bán các mặt hàng chủ yếu như gạo, rau, tôm cá, tạp hóa. Hàng ngày chợ chỉ họp nhộn nhịp nhất trong khoảng 1-2 giờ đồng hồ vào buổi sáng, người buôn bán, người đi chợ ở đây cũng ít dần. Vì vậy việc chuyển lên chợ mới chúng tôi cũng rất đắn đo chưa biết tính sao”.

Cũng theo bà Tân, chợ mới nằm ở khu vực xa khu dân cư, gần khu vực rú có nhiều mồ mả. Trong kho đó, hiện tại con đường đất từ chợ cũ lên chợ mới đi lại quá khó khăn, nhất là mùa mưa rất lầy lội nên sẽ khó khăn cho việc buôn bán. Trong khi đó,bà Đoàn Thị Nguyệt, một tiểu thương khác ở chợ Hà Tây cho rằng chợ mới xây dựng ở quá xa khu dân cư, bến cập thuyền cá không thuận tiện. Mặt khác hiện nay đường giao thông thuận tiện nên nhiều người sẽ lựa chọn đi chợ Bồ Bản, chợ Tân Lợi ở trong khu vực lân cận với lợi thế hàng hóa phong phú hơn thay vì đi chợ Hà Tây mới… nên sẽ ảnh hưởng đến việc buôn bán của các hộ tiểu thương.
Cũng theo bà Tân, chợ mới nằm ở khu vực xa khu dân cư, gần khu vực rú có nhiều mồ mả. Trong kho đó, hiện tại con đường đất từ chợ cũ lên chợ mới đi lại quá khó khăn, nhất là mùa mưa rất lầy lội nên sẽ khó khăn cho việc buôn bán. Trong khi đó,bà Đoàn Thị Nguyệt, một tiểu thương khác ở chợ Hà Tây cho rằng chợ mới xây dựng ở quá xa khu dân cư, bến cập thuyền cá không thuận tiện. Mặt khác hiện nay đường giao thông thuận tiện nên nhiều người sẽ lựa chọn đi chợ Bồ Bản, chợ Tân Lợi ở trong khu vực lân cận với lợi thế hàng hóa phong phú hơn thay vì đi chợ Hà Tây mới… nên sẽ ảnh hưởng đến việc buôn bán của các hộ tiểu thương.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND xã Triệu An cho biết, vị trí xây dựng chợ Hà Tây mới là phù hợp, rộng rãi hơn chợ cũ và đáp ứng được tiêu chí chợ trong xây dựng nông thôn mới. Trước khi xây dựng chợ, xã đã tổ chức tham vấn cộng đồng, lấy ý kiến của các đoàn thể, các thôn để thống nhất.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND xã Triệu An cho biết, vị trí xây dựng chợ Hà Tây mới là phù hợp, rộng rãi hơn chợ cũ và đáp ứng được tiêu chí chợ trong xây dựng nông thôn mới. Trước khi xây dựng chợ, xã đã tổ chức tham vấn cộng đồng, lấy ý kiến của các đoàn thể, các thôn để thống nhất.

“Qua thăm dò ý kiến của các hộ tiểu thương thì phần nhiều đồng tình chủ trương lên chợ mới. Tuy nhiên do con đường dẫn lên chợ mới còn là đường đất đỏ đi lại còn khó khăn nên nhiều hộ còn e ngại. Ngoài ra, một số tiểu thương không muốn lên chợ mới do thói quen và tâm lý buôn bán ở chợ cũ được tự do hơn”, ông Phương cho biết.

Để khuyến khích và giảm bớt khó khăn cho các hộ tiểu thương, xã cũng đã xây dựng khung giá đấu các ki-ốt, lô quầy thấp hơn so với mặt bằng chung của các chợ lân cận trong vùng. Ông Phương thông tin thêm là huyện cũng vừa quyết định hỗ trợ nguồn vốn 300 triệu đồng để xây dựng thêm nhà để xe, nhà bảo vệ, bồn nước tại chợ Hà Tây mới nhằm đảm bảo các điều kiện cho chợ đi vào hoạt động thuận lợi.
Để khuyến khích và giảm bớt khó khăn cho các hộ tiểu thương, xã cũng đã xây dựng khung giá đấu các ki-ốt, lô quầy thấp hơn so với mặt bằng chung của các chợ lân cận trong vùng. Ông Phương thông tin thêm là huyện cũng vừa quyết định hỗ trợ nguồn vốn 300 triệu đồng để xây dựng thêm nhà để xe, nhà bảo vệ, bồn nước tại chợ Hà Tây mới nhằm đảm bảo các điều kiện cho chợ đi vào hoạt động thuận lợi.
Ông Phương cho biết thêm, trong thời gian tới khi tình hình dịch bệnh lắng xuống, xã sẽ tổ chức họp dân để vận động, làm công tác tư tưởng cho các hộ tiểu thương kinh doanh để di chuyển lên chợ mới nhằm ổn định việc mua bán. Sắp tới xã cũng thành lập ban quản lý chợ để quản lý hoạt động của chợ được tốt hơn. Ngoài ra, địa phương cũng kiến nghị các cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố con đường dẫn vào chợ Hà Tây mới để phục vụ tốt hơn cho hoạt động mua bán, lưu thông hàng hóa.
Ông Phương cho biết thêm, trong thời gian tới khi tình hình dịch bệnh lắng xuống, xã sẽ tổ chức họp dân để vận động, làm công tác tư tưởng cho các hộ tiểu thương kinh doanh để di chuyển lên chợ mới nhằm ổn định việc mua bán. Sắp tới xã cũng thành lập ban quản lý chợ để quản lý hoạt động của chợ được tốt hơn. Ngoài ra, địa phương cũng kiến nghị các cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố con đường dẫn vào chợ Hà Tây mới để phục vụ tốt hơn cho hoạt động mua bán, lưu thông hàng hóa.

TAGS

Chợ cá Nhân Trạch – nụ cười lao động sáng cùng ban mai trong nét đẹp cổ tích

Khánh Trinh |

Khi đến bờ biển vào lúc 5 giờ, chợ đã nhộn nhịp và đông đủ người đến mua bán, làm việc.

Đà Nẵng thí điểm ứng dụng thẻ vào chợ có mã QR-Code

Quốc Dũng |

Ban Quản lý các chợ sẽ sử dụng ứng dụng Eticket-Da Nang cài trên điện thoại di động để quét mã QR-Code, sau đó, thông tin của người đi chợ sẽ được cập nhật vào hệ thống eticket.danang.gov.vn.

Người dân cầm phiếu đi chợ để phòng dịch COVID-19

Phúc Đạt |

Để đảm bảo việc phòng, chống dịch COVID-19, những ngày qua, hàng ngàn hộ dân ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) đến chợ với những tấm phiếu phân chia tần suất đi chợ, hạn chế tập trung đông người.

Ngày đầu người Đà Nẵng nhận thẻ ra vào chợ theo ngày chẵn, lẻ

Hữu Long - Cát Tường |

Trước dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Đà Nẵng quyết định phát phiếu đi chợ theo ngày chẵn, lẻ cho người dân. Ngày đầu triển khai quy định cấp thẻ ra vào, người dân ai cũng tuân thủ và tin rằng, chủ trương này sẽ giúp thành phố kiểm soát chặt chẽ việc người ra vào tại các chợ qua đó, hạn chế thấp nhất lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.