54 trang trại chăn nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao

Lê An |

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) Quảng Trị toàn tỉnh hiện có 243 trang trại chăn nuôi lợn, bò và gia cầm.

Trong đó, có 4 hợp tác xã chăn nuôi, 48 trang trại chăn nuôi gia công theo liên kết với các công ty thức ăn chăn nuôi, 64 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang trại, 2 trang trại chăn nuôi đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (gồm 1 trang trại gà và 1 trang trại lợn). Các liên kết trong sản xuất chăn nuôi đã góp phần đảm bảo bao tiêu đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi, tăng năng lực cạnh tranh cho các thành viên tham gia liên kết, đáp ứng được số lượng sản phẩm lớn và chất lượng cho thị trường.

Bên cạnh đó, các hoạt động chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay toàn tỉnh đã có 54 trang trại chăn nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao như nuôi bằng chuồng kín; tự động hóa các khâu thức ăn, nước uống, tiêu độc khử trùng; sử dụng chip, thực hiện mã hóa trong hoạt động quản lý đàn vật nuôi…

Trang trại chăn nuôi lợn bằng chuồng kín đảm bảo an toàn sinh học tại huyện Triệu Phong - Ảnh: L.A
Trang trại chăn nuôi lợn bằng chuồng kín đảm bảo an toàn sinh học tại huyện Triệu Phong - Ảnh: L.A

Một số trang trại đã đưa vào chăn nuôi các giống vật nuôi đặc sản có lợi thế cạnh tranh của địa phương như gà Curoang, gà Cùa, lợn Vân Pa… Các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi như biogas, đệm lót sinh học được nhân rộng đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, đảm bảo vệ sinh, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Xây dựng trang trại đa cây, đa con

Minh Long |

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế quỹ đất sẵn có, cùng với điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa phương thuận lợi, vợ chồng anh Nguyễn Bắc - chị Phạm Thị Mai ở thôn Hiệp Hòa, xã Tân Liên, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) đã đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp rộng trên 2 ha khá bài bản. Với hình thức lấy ngắn nuôi dài, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, trang trại của gia đình anh chị cho nguồn thu nhập cao và bền vững.

Những tín hiệu tích cực từ kinh tế trang trại

Lê An |

Kinh tế trang trại được xem là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho nông dân. Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chính sách hỗ trợ trong phát triển kinh tế trang trại và bước đầu đã mang lại những tín hiệu tích cực trong khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Trang trại chăn nuôi trên vùng đồi Hướng Tân

Minh Long |

Từ kiến thức tích lũy được, cùng với kinh nghiệm thực tế trồng trọt, chăn nuôi của gia đình và học hỏi thêm ở những mô hình kinh tế hiệu quả trong vùng, anh Trần Đức Thụ (sinh năm 1998), Bí thư Chi đoàn thôn Tân Linh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp bài bản, có quy mô. Chỉ sau một thời gian ngắn, mô hình đã mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng/năm.

Chỉ có 55/144 trang trại có hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm

Thanh Trúc |

Theo thống kê của ngành nông nghiệp và PTNT, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Quảng Trị có 144 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT với giá trị vốn đầu tư bình quân 2,765 tỉ đồng/trang trại.