Bí thư chi đoàn thôn khởi nghiệp với mô hình trồng cây ăn quả

Mỹ Hằng |

Với mong muốn phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Trần Ngọc Phong, Bí thư Chi đoàn thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biến vùng đồi hoang sơ thành vườn cây trĩu quả. Đồng thời không ngừng học tập kỹ thuật canh tác, mở rộng diện tích trồng, miệt mài ươm những trái ngọt trên đồi cao.

Sinh ra trong gia đình thuần nông, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh Phong bắt vào việc làm ăn, phát triển kinh tế. Với lợi thế đất đai của gia đình, năm 2016, anh Phong đã khai thác 1,5ha đất đồi để trồng cây Thanh Long ruột đỏ. Anh Phong bộc bạch, khi mới khởi nghiệp, anh gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm. Chính vì vậy, ngoài thời gian làm vườn, anh tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật do huyện tổ chức, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn ở các mô hình khác để nâng cao kỹ thuật chăm sóc cây trồng, hướng tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Cũng theo lời anh Phong, mỗi năm Thanh Long ruột đỏ cho thu hoạch liên tiếp trong 5 tháng liên tục, sản lượng tăng dần theo những năm tiếp theo, tuổi thọ của cây thanh long từ 20-25 năm tùy theo công chăm sóc, giá bán trung bình từ 25- 30.000 đồng/kg. Riêng trong năm 2020 anh đã thu lợi nhuận từ loại cây trồng này trên 60 triệu đồng.

 

Từ thành công bước đầu, năm 2019, anh Phong tiếp tục đầu tư 200 triệu đồng để trồng thêm 1ha cam V2; 0,5 ha bưởi da xanh và 0,5 ha vải thiều. Mô hình được anh áp dụng theo quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, từ việc tưới bằng nguồn nước hợp vệ sinh đến cách làm cỏ, chăm bón đều không sử dụng hoá chất. Đến thời điểm này anh Phong đã thu bán được khoảng 70% lứa sản phẩm ra bói đầu tiên trên 8 tạ cam V2; 9 tạ bưởi da xanh thu được trên 60 triệu đồng. Ngoài ra, anh thu từ vải thiều được 20 triệu đồng. Với thời gian khai thác đạt 10 năm, hứa hẹn mô hình sẽ mang lại cho người trồng nguồn lợi nhuận cao, ổn định.

Chia sẻ về dự định của mình trong thời gian tới, anh Trần Ngọc Phong cho biết: “Dự kiến cuối năm 2021, anh sẽ với đầu tư mở rộng diện tích trồng cam, bưởi thêm 1ha theo hình thức chuẩn Vietgap. Ngoài sự cố gắng của bản thân, rất mong muốn có thêm sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, đoàn cấp trên, để anh có thêm điều kiện phát triển, mở rộng mô hình”.

Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Phong còn là Bí thư Chi đoàn năng động, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đi đầu trong mọi hoạt động tại cơ sở. Đặc biệt, anh luôn giúp đỡ thanh niên trong xã về kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông nghiệp bền vững.

Sự thành công bước đầu trong mô hình trồng cây ăn quả của anh Trần Ngọc Phong không chỉ phát huy được tiềm năng, lợi thế đất đai ở vùng gò đồi xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ về ý tưởng lao động, sáng tạo; không ngại khó, ngại khổ trên công đường lập nghiệp.

TAGS

Phát triển cây dược liệu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Thanh Trúc |

Là vùng đất nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, Quảng Trị được biết đến là địa phương có nguồn tài nguyên thực vật, trong đó có cây dược liệu rất phong phú và đa dạng, có hàm lượng dược tính cao như chè vằng, nghệ, an xoa, cà gai leo, các loại cây chế biến tinh dầu như cây sả, gừng… Tuy nhiên, việc phát triển cây dược liệu trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền.

Đề nghị chuyển đổi từ 1.000 - 1.500 ha cà phê kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả

Ngọc Trang |

Thực hiện Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, tính đến năm 2025, đến cuối năm 2020 huyện Hướng Hóa đã trồng mới và tái canh được 490,5 ha/800 ha kế hoạch. Ngân sách hỗ trợ tái canh 141,6 ha với tổng kinh phí hơn 1,55 tỉ đồng (ngân sách tỉnh 550 triệu đồng, ngân sách huyện hơn 1 tỉ đồng), thực hiện ở các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Hướng Linh và thị trấn Khe Sanh.

Liên kết trồng cây ăn quả ở thị trấn Bến Quan

Thanh Lê |

“Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, Hợp tác xã (HTX) trồng cây ăn quả tại thị trấn Bến Quan (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã liên kết các hộ nhỏ lẻ để sản xuất với quy mô lớn hơn, hướng tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây ăn quả địa phương”, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Bến Quan Đỗ Xuân Đức cho biết.

Trồng cây ăn quả theo mô hình hữu cơ công nghệ cao

Anh Vũ - Lê Trường |

Ngày 5/10/2020, UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tiến hành cấp phát giống cây ăn quả để người dân triển khai mô hình “Sản xuất cây ăn quả hữu cơ công nghệ cao theo chương trình OCOP” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2020.