Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Lên 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế

Xuân Quảng-Mạnh Hùng |

Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 3% cả năm thì quý 4/2021 phải đạt mức tăng trưởng 7,06% trở lên; để đạt được mục tiêu 3,5% thì quý 4 phải đạt được 8,84% trở lên.

Thông tin tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 2/10, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết trong báo cáo Chính phủ, Bộ đã trình hai phương án tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm dựa trên cơ sở kết quả tăng trưởng 9 tháng đầu năm và một số điều kiện đặt ra.

Theo đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 3% cả năm thì quý 4/2021 phải đạt mức tăng trưởng 7,06% trở lên. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu 3,5% thì quý 4 phải đạt được 8,84% trở lên.

Phiên Họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 2/10. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Phiên Họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 2/10. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Với mức tăng trưởng quý từ 7% trở lên, ông khẳng định trong quá khứ Việt Nam đã đạt được… song với quý 4/2021 có nhiều điểm đặc biệt và phụ thuộc rất nhiều vào đề án thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19.

“Để đạt được mục tiêu này, đối với doanh nghiệp phải được hoạt động (tức là không bị đóng băng, đóng cửa) và lao động phải được dịch chuyển. Do đó tới đây cùng với quy định về y tế, chúng tôi hy vọng lao động được dịch chuyển an toàn và và hàng hóa phải được lưu thông (lưu thông giữa các địa phương, bao gồm cả hàng hóa đầu vào và đầu ra), mới hỗ trợ tăng trưởng kinh tế,” ông Phương nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng trong bối cảnh vừa phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh vừa thúc đẩy sản xuất, trong giai đoạn này cả nước đang bắt đầu thực hiện lộ trình mới (chủ yếu là phục hồi) nên các khu vực doanh nghiệp và khu vực kinh tế đạt được 80% công suất cũng là thành công lớn để phục hồi kinh tế.

“Kỳ vọng với các nỗ lực của cả hệ thống chính trị và của các doanh nghiệp, mong rằng quý 4 chúng ta có thể đạt được mục tiêu 7% đã từng đạt được trong quá khứ, có như vậy mới đạt được kỳ vọng đề ra,” Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Về tình hình kinh tế xã hội, người phát ngôn Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết do tác động của dịch bệnh, tăng trưởng GDP quý III giảm sâu nhưng nền kinh tế có nhiều điểm sáng, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, tình hình sản xuất kinh doanh quý IV lạc quan. Tuy vậy, nhiệm vụ những tháng cuối năm là rất nặng nề nên cần quán triệt mục tiêu vừa phòng chống dịch, vừa khôi phục và phát triển kinh tế. Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế, mở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại, lưu thông, du lịch…

 (Nguồn: Vietnam+)

Năng lượng tái tạo, hướng phát triển bền vững nền kinh tế

Khánh Ngọc |

Quảng Trị là địa phương có tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời. Phát huy lợi thế của vùng đất “đặc sản” nắng và gió, tỉnh Quảng Trị đang quyết tâm biến những bất lợi của thiên nhiên khắc nghiệt trở thành động lực và dư địa phát triển.

Tận dụng cơ hội thu hút FDI để tăng trưởng kinh tế

Thúy Hiền |

Mặc dù, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những tháng qua có xu hướng giảm do ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, nhưng hầu hết các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại khi lao động, ưu đãi đầu tư… vẫn được xem là những yếu tố hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10 sắp tới

Thùy Linh |

Nhiều quy định mới về đăng kiểm ôtô, ban hành mẫu giấy xác nhận mới để mua nhà ở xã hội, thêm trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ là những chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực từ tháng 10.

Cuba bắt đầu mở cửa nền kinh tế

Bắc Hiệp |

Kể từ cuối tuần này, chính phủ Cuba cho phép mở cửa các nhà hàng, trung tâm mua sắm và bãi biển ở các địa phương đã giảm số ca nhiễm mắc COVID-19 ngay cả khi nước này đang đối mặt với một số tỷ lệ lây nhiễm trên đầu người cao nhất trên toàn thế giới.