Năng lượng tái tạo, hướng phát triển bền vững nền kinh tế

Khánh Ngọc |

Quảng Trị là địa phương có tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời. Phát huy lợi thế của vùng đất “đặc sản” nắng và gió, tỉnh Quảng Trị đang quyết tâm biến những bất lợi của thiên nhiên khắc nghiệt trở thành động lực và dư địa phát triển.

Cách đây 10 năm, khi UBND tỉnh Quảng Trị cho phép khảo sát đo vận tốc gió trung bình năm tại địa bàn huyện Hướng Hóa, ít ai nghĩ nơi đây sớm hình thành những “cánh đồng điện gió”. Trong 31 dự án điện gió đã được phê duyệt quy hoạch hiện có 2 dự án với tổng công suất 60MW đi vào hoạt động. Tại huyện Hướng Hóa đã có hơn một nửa số xã đang triển khai các dự án điện gió, riêng xã Hướng Linh có hơn 10 dự án điện gió. Ngoài ra, ở phía Đông Quảng Trị cũng được quy hoạch phát triển điện mặt trời, điện khí trên các vùng cát hoang hóa. Đến nay, toàn tỉnh có 3 dự án điện mặt trời với tổng công suất 149,5MWp đã hoàn thành phát điện thương mại. Ngoài ra, có 19 dự án điện mặt trời với tổng công suất 1.603,12MWp đang chờ bổ sung quy hoạch.
Lòng hồ thuỷ điện Rào Quán - Ảnh: H.N.K
Lòng hồ thuỷ điện Rào Quán - Ảnh: H.N.K
 

Tính tổng thể, tỉnh Quảng Trị có khả năng phát triển được 10.000MW từ các dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030. Đây là lợi thế rất lớn để địa phương tạo đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng cho biết, với các dự án điện gió, điện mặt trời, tỉnh Quảng Trị đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương giao Viện Năng lượng tích hợp vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia các dự án đã phê duyệt quy hoạch đang triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và dự án Trạm biến áp 500kV Cam Lộ-Lao Bảo để giải tỏa công suất các dự án điện gió. Tỉnh đã đề nghị Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch, đồng ý chủ trương. Ngoài các đường truyền tải do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư cho phép các doanh nghiệp đầu tư các đường dây truyền tải để thu gom hết sản lượng điện của các dự án năng lượng tái tạo đã và đang dự kiến triển khai ở miền Tây Quảng Trị.

Phát triển điện gió ở huyện miền núi Hướng Hóa - Ảnh: NTH
Phát triển điện gió ở huyện miền núi Hướng Hóa - Ảnh: NTH
 

Để hiện thực hóa mục tiêu đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định xây dựng Quảng Trị thành trung tâm năng lượng của khu vực miền Trung vào năm 2030, lãnh đạo tỉnh đã nỗ lực làm việc với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương có liên quan và các nhà đầu tư để bổ sung quy hoạch và sớm triển khai thực hiện các dự án công nghiệp năng lượng trên địa bàn tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình hành động số 15 ngày 27/4/2021 thực hiện Nghị quyết số 55 ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo các dự án động lực cấp tỉnh và tổ chức họp về các dự án phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh…UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt để hỗ trợ giúp nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Với chủ trương tập trung ưu tiên thu hút đầu tư về điện gió (quy hoạch hướng đến đạt 3.000MW-4.500 MW), trong năm 2021 có khoảng 1,5 tỉ USD-2 tỉ USD được đầu tư ở phía Tây Quảng Trị. Ngoài 2 dự án điện gió Hướng Linh 2, Hướng Linh 1 đã phát điện vào các năm 2017 và 2019, dự kiến trong năm 2021 này sẽ có thêm 15 dự án điện gió đi vào khai thác thương mại, đóng góp nguồn thu ngân sách rất lớn cho tỉnh.
 

Thi công trụ móng điện gió - Ảnh: N.K
Thi công trụ móng điện gió - Ảnh: N.K
 

Một trong những nội dung Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là phát triển một cách hài hòa các nguồn năng lượng nhưng đặc biệt chú trọng vào các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch. Theo các chuyên gia, COVID-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế ở Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung nhưng cũng mở ra hướng đầu tư mới. Có thể kể đến là lĩnh vực năng lượng tái tạo, hướng đầu tư hiệu quả để phát triển bền vững không chỉ cho doanh nghiệp. Với sự tích cực, chủ động và quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, đến nay vóc dáng của trung tâm năng lượng tái tạo của miền Trung đã dần hiện hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, là điểm sáng thu hút đầu tư, đặc biệt là trong thời kỳ COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nền kinh tế nên xu hướng chuyển đổi kinh doanh theo hướng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo là rất khả thi và có tính bền vững.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại để xây dựng nông thôn mới

Lệ Như |

Kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có sự phát triển đáng ghi nhận, từ đó đã tạo ra được sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập cho chủ trang trại, đồng thời tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế các địa phương phát triển và thực hiện các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Để hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển, nhiều chính sách đã được tỉnh ban hành và triển khai thực hiện đem lại hiệu quả tích cực.

ASEAN cùng đối tác nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch

Uyên Hương |

Giảm thiểu tác động của dịch COVID-19, đảm bảo kết nối chuỗi cung ứng, cải thiện dòng chảy thương mại và đầu tư là những chủ đề chính được thảo luận tại các hội nghị ASEAN cùng các đối tác, ngày 13/9.

Thái Lan lên kế hoạch đón khách du lịch quốc tế, mở cửa kinh tế

Hoài Thanh |

Thái Lan có kế hoạch mở rộng việc tiếp nhận khách du lịch tại các trung tâm du lịch nổi tiếng, trong đó có thủ đô Bangkok và vùng biển Pattaya.

Logistics góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế

Lê Minh |

Quảng Trị có vị trí khá thuận lợi trên EWEC để phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, để biến lợi thế thành hiện thực, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế phát triển sâu rộng thì dịch vụ logistics phải được quan tâm.