Logistics góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế

Lê Minh |

Quảng Trị có vị trí khá thuận lợi trên EWEC để phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, để biến lợi thế thành hiện thực, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế phát triển sâu rộng thì dịch vụ logistics phải được quan tâm.

Đầu tư hạ tầng logistics

Dịch vụ logistics được hiểu là một hoạt động thương mại bao gồm các công đoạn nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi hay làm thủ tục hải quan, làm thủ tục giấy tờ và tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Đối với tỉnh Quảng Trị, dịch vụ logistics trên địa bàn chưa mấy phát triển. Tuy nhiên, trong hội nhập kinh tế trên EWEC, logistics có vai trò đặc biệt quan trọng và phải chú trọng đầu tư để phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Để đầu tư phát triển logistics, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1898/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 về kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025; Kế hoạch 5064/KH-UBND ngày 31/10/2019 triển khai thực hiện Quyết định số 708/QĐ-BCT ngày 26/3/2019 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Kế hoạch cải thiện chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam.

Vận chuyển hàng hóa tại Cảng Cửa Việt - Ảnh: N.K
Vận chuyển hàng hóa tại Cảng Cửa Việt - Ảnh: N.K

Theo đó, công tác quy hoạch đầu tư hạ tầng logistics được triển khai tích cực, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã quy hoạch trên tuyến đường 9 có 1 Trung tâm logistics hạng II với quy mô tối thiểu 10ha đến năm 2020 và trên 20ha đến năm 2030 và 1 cảng cạn với quy mô khoảng 5-10 ha, 5.000-10.000TEU/năm trong năm 2020 và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô 10 ha, 15.000-30.000TEU/năm. Quy hoạch khu dịch vụ hậu cần logistics gần khu vực cảng biển Mỹ Thủy và 1 cảng cạn tại khu vực giao Quốc lộ 15D và cao tốc Cam Lộ-Túy Loan với diện tích 30 ha, khu vực cảng biển có diện tích 995ha. Theo đó, khu logistics (tại vị trí phía Nam kế cận cảng Mỹ Thủy) có quy mô 119,4ha, Khu phi thuế quan (tại vị trí phía Tây Nam kế cận cảng Mỹ Thủy) có quy mô 275ha, đất kho tàng 89,7 ha thuộc quy hoạch phân khu xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị giai đoạn 1. Bên cạnh đó, Cục Hàng hải Việt Nam đã quy hoạch khu trung tâm logistics có diện tích 8,5ha tại Khu bến cảng Bắc Cửa Việt và Khu trung tâm logistics có diện tích 33,37ha tại Khu bến cảng Nam Cửa Việt; UBND tỉnh đã quy hoạch trung tâm logistics tại thành phố Đông Hà, khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay, Khu KTTMĐB Lao Bảo.

Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Hữu Hưng cho biết, bên cạnh việc quy hoạch, công tác triển khai hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển logistics đã có những tín hiệu tích cực như Cảng hàng không Quảng Trị, Cảng biển nước sâu Mỹ Thủy, mở rộng quy mô cảng Cửa Việt đang được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, giao thương kinh tế. Về dự án đầu tư logistics, UBND tỉnh đã cấp phép đầu tư cho Công ty cổ phần ICD Đông Nam đầu tư Trung tâm dịch vụ hậu cần và logistics Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị diện tích 70,74ha (trong đó diện tích khu logistics khoảng 21,94ha) tại Khu dịch vụ hậu cần cảng, hỗ trợ phát triển cảng biển thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, hiện nay đang giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, đã xây dựng 5/6 trạm dừng nghỉ trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9. Đặc biệt, trong giai đoạn 2017-2021, tỉnh đã thu hút được 11 dự án đầu tư liên quan đến kho hàng ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 116 tỉ đồng.

Cửa khẩu quốc tế La Lay - Ảnh: L.M
Cửa khẩu quốc tế La Lay - Ảnh: L.M

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường logistics

Để phát triển logistics, tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều chínhsách hỗ trợ, nâng cao năng lực doanh nghiệp đã được triển khai như thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công và đã công bố 1.981 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết từ cấp tỉnh đến cấp xã. Triển khai thực hiện vận hành thông suốt Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VSIC, Hệ thống quản lý hải quan tự động tại kho, bãi, cảng VASSCM và Cơ chế một cửa quốc gia/một cửa ASEAN. Tại các chi cục hải quan cửa khẩu, thành lập các tổ giải đáp vướng mắc, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tra cứu thuế suất và các thủ tục xuất nhập khẩu liên quan đến từng mặt hàng; niêm yết công khai 28 bộ thủ tục hành chính về hàng hải, trong đó 11 bộ thủ tục liên thông trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Bên cạnh đó, đã thực hiện cung cấp dịch vụ công cấp độ 4 đối với lĩnh vực cấp Giấy phép liên vận Việt Nam-Lào và Việt NamCampuchia từ ngày 1/6/2017 và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và cấp phù hiệu cho các phương tiện vận tải từ ngày 15/4/2017.

Cùng với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, công tác mở rộng, tìm kiếm thị trường logistics được tỉnh chú trọng. Hiện nay, hoạt động triển khai kế hoạch thực hiện Biên bản Hội nghị hợp tác giữa 3 tỉnh Quảng Trị-Savannakhet-Mukdahan. Đồng thời, đề xuất các Bộ, ngành phê duyệt tuyến vận tải cố định qua biên giới ba nước đi vào hoạt động. Xúc tiến thiết lập quan hệ hợp tác với tỉnh Ubon Rachthatani (Thái Lan) để khai thông và phát triển hành lang kinh tế PARA EWEC kết nối từ Cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) với các tỉnh miền Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Chong Mek (Ubon Ratchathani). Tích cực tham gia các hội nghị, gặp gỡ bên lề để xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong khuôn khổ Chương trình “Gặp gỡ Hoa Kỳ”, Chương trình “Gặp gỡ Nhật Bản”, Gặp gỡ Vùng Kansai với các tỉnh miền Trung Việt Nam, Diễn đàn Phát triển kinh tế miền Trung, Diễn đàn Phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ; Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hoa Kỳ... nhằm tăng cường quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Quảng Trị đến các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tổ chức làm việc với các tổ chức đầu mối, nhà đầu tư chiến lược nhằm xúc tiến đầu tư vào tỉnh Quảng Trị như: Liên doanh Sembcorp (Singapore), Amata (Thái Lan), và Sumitomo (Nhật Bản); Tập đoàn Gazprom (Nga); Tập đoàn Điện lực Đại Chúng/Thái Lan; Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc); Tập đoàn Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi); Tập đoàn FLC; Tập đoàn Pacific...

Các phương tiện vận tải thông quan tại Cửa khẩu quốc tế La Lay - Ảnh: L.MINH
Các phương tiện vận tải thông quan tại Cửa khẩu quốc tế La Lay - Ảnh: L.MINH

Với những chính sách đầu tư phát triển có tính chiến lược, tỉnh Quảng Trị đang kỳ vọng vào lĩnh vực logistics sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế trên cơ sở khai thác hết những tiềm năng, lợi thế của EWEC.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Hợp tác liên tỉnh, liên vùng để khai thác lợi thế EWEC

Thanh Hải |

EWEC là một dự án hợp tác phát triển của một số nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. EWEC đi vào hoạt động mở ra nhiều cơ hội hợp tác, liên kết đem lại lợi ích thiết thực cho các quốc gia thành viên và các địa phương dọc hành lang đi qua.

Liên kết phát triển du lịch trên EWEC

Trần Tuyền |

Là địa phương nằm đầu cầu EWEC về phía Việt Nam, từ năm 1998 Quảng Trị đã tham gia các chương trình hợp tác phát triển EWEC, đây là lợi thế để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng với các tỉnh trong khu vực miền Trung và với các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

“Cơ hội vàng” sẽ đến nếu dồn sức khai thông EWEC

Quang Hiệp |

Sự hình thành, phát triển của Hành lang Kinh tế Đông- Tây (EWEC) trong những năm qua có sự đóng góp thầm lặng nhưng đầy tâm huyết, trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân. Phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị LÊ HỮU THĂNG, một trong những người đã góp sức khai thông hành lang kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.

Hơn 2 ngàn tỷ đồng đầu tư dự án Đường ven biển kết nối EWEC

Lê Minh |

Ngày 29/6/2021, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp trực tuyến với đơn vị tư vấn TEDI để nghe báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) giai đoạn I và ý kiến tham gia của các sở, ngành, địa phương.