Thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại để xây dựng nông thôn mới

Lệ Như |

Kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có sự phát triển đáng ghi nhận, từ đó đã tạo ra được sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập cho chủ trang trại, đồng thời tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế các địa phương phát triển và thực hiện các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Để hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển, nhiều chính sách đã được tỉnh ban hành và triển khai thực hiện đem lại hiệu quả tích cực.

Toàn tỉnh hiện có 145 trang trại, trong đó có 13 trang trại trồng trọt, 37 trang trại chăn nuôi, 4 trang trại lâm nghiệp, 7 trang trại nuôi trồng thủy sản và 84 trang trại tổng hợp. Các trang trại đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Từ sau khi Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại được ban hành, tỉnh đã kịp thời phổ biến, quán triệt nội dung nghị quyết đến cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao nhận thức và tư duy đổi mới về kinh tế trang trại. Đồng thời chỉ đạo xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình đề án lồng ghép để tạo điều kiện và môi trường hỗ trợ cho loại hình kinh tế trang trại phát triển thông qua các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Một trang trại tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Cam Lộ - Ảnh: T.L
Một trang trại tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Cam Lộ - Ảnh: T.L

Các cơ chế, chính sách của tỉnh đã đưa ra định hướng tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại phù hợp với tiềm năng, lợi thế từng vùng như vùng gò đồi, vùng ven biển, đặc biệt là khai thác, phát huy vai trò của trang trại trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ năm 2010 đến nay, gắn với chương trình xây dựng NTM, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó có đối tượng trang trại, từ đó góp phần hỗ trợ, thúc đẩy cho loại hình kinh tế trang trại phát triển.

Về đất đai, căn cứ vào các văn bản pháp luật quy định, tỉnh đã chỉ đạo chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập trang trại và đáp ứng đủ điều kiện pháp luật để cấp đất, cho thuê đất, mặt nước để mở rộng quy mô, phát triển sản xuất hàng hóa. Nhờ vậy, đã có 91 trang trại trên toàn tỉnh tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ về đất đai. Chính sách đầu tư, tín dụng được tỉnh quan tâm thực hiện tốt.

Thời gian qua có 12 trang trại được tiếp cận với chính sách đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ sở chế biến; 27 trang trại tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi và 30 trang trại được tiếp cận vốn vay cấp bù lãi suất. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt… cũng góp phần khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Lồng ghép với chương trình đào tạo nghề cho nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh đã tổ chức được 31 lớp học nghề ngắn hạn (dưới 3 tháng) cho hơn 1.000 lượt người tham gia là các chủ trang trại, cán bộ hợp tác xã và người lao động. Thông qua các chính sách về hỗ trợ phát triển cây trồng, con nuôi chủ lực, chính sách khuyến nông… tỉnh hỗ trợ để các trang trại ứng dụng, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi mới có chất lượng cao vào sản xuất. Đồng thời khuyến cáo các trang trại sử dụng các loại giống có nguồn gốc rõ ràng vào sản xuất; tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất. Kết quả, đã có 3 trang trại được liên kết với cơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật áp dụng vào trang trại với kinh phí 180 triệu đồng.

Song song với đó, các chính sách về thị trường cũng được tỉnh quan tâm thực hiện đối với các trang trại trên địa bàn. Để liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm có hiệu quả, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính khi tham gia đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại; tổ chức hội nghị kết nối cung cầu và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn…

Các trang trại đã tiếp cận được chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và đều có xu hướng liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, đặc biệt là các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Đến nay đã có 2 trang trại tham dự các hội nghị kết nối cung cầu, 17 trang trại được hỗ trợ phát triển sản xuất để tổ chức liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, với các chính sách đặc thù của từng địa phương, 65 trang trại được hỗ trợ lồng ghép từ các chính sách, chương trình khác để phát triển sản xuất với tổng mức hỗ trợ gần 4,2 tỉ đồng.

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại đã thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, qua đó giúp các địa phương quy hoạch, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi. Do vậy, thời gian tới, tỉnh sẽ quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại nhằm phát huy những lợi thế về cây trồng, vật nuôi phù hợp với khí hậu, đất đai để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh cao, từ đó tăng thêm việc làm, thu nhập cho nông dân, khắc phục tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, thiếu bền vững của trang trại.

Đồng thời, xây dựng chính sách khuyến khích hộ gia đình, cá nhân tích tụ ruộng đất để phát triển trang trại; cung cấp cho trang trại những thông tin về thị trường, những dự báo và khuyến cáo về thị trường tiêu thụ nông sản. Tạo điều kiện cho chủ trang trại tham gia các chương trình, dự án hợp tác, các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý, tay nghề cho chủ trang trại và người lao động. Đẩy nhanh việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất cho các trang trại thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và khuyến lâm.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Hướng đến một nền nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại

Phan Việt Toàn |

Ngày 20/4/2017, Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Trị về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025 ra đời. 

Quảng Trị: Xây dựng mô hình vườn mẫu nông thôn mới

Đạo Thiện |

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, tăng cường sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực vận động hội viên nông dân trong việc đăng ký cải tạo vườn tạp, xây dựng các khu vườn mẫu, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực.

Dấu ấn của phụ nữ Vĩnh Thủy trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Hoài Nhung |

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Vĩnh Thủy (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) xác định xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ quan trọng, từ đó triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực để thực hiện. Cán bộ, hội viên phụ nữ có sự đồng thuận cao và hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu bằng nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả, góp phần đưa xã Vĩnh Thủy đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2014, về đích nông thôn mới kiểu mẫu năm 2019.

Kim Thạch, vùng quê khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Nguyễn Xuân Oanh |

Đến với xã Kim Thạch, nơi được cho là phát tích của ký ức “ăn cơm bữa diếp” trên đất Vĩnh Linh (Quảng Trị) ngót hơn 50 năm trước vào lúc sáng sớm, dạo một vòng quanh chợ Thủy Cần, ngôi chợ quê được hình thành lâu đời, mang đặc trưng tự cung, tự cấp với nhiều sản phẩm do chính bàn tay cần mẫn của người dân địa phương làm ra, chúng tôi cảm nhận được sức sống mãnh liệt của vùng quê khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới.