Bước đột phá trong ứng dụng khoa học và công nghệ

Kô Kăn Sương |

Những năm qua, ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH&CN và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp có nhiều đột phá, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, phát triển sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh là đơn vị đi đầu ở Quảng Trị về xây dựng, triển khai thực hiện, đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống có hiệu quả nhiều dự án, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực KH&CN.

Hoàn thành đóng gói sản phẩm dây thìa canh tại Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh - Ảnh: NVCC​
Hoàn thành đóng gói sản phẩm dây thìa canh tại Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh - Ảnh: NVCC​

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, trung tâm đã làm chủ, chuyển giao và sẵn sàng chuyển giao được trên 20 quy trình, công nghệ mới phục vụ sản xuất và đời sống như sản xuất các loại giống cây trồng bằng phương pháp invitro; sản xuất các loại rau, hoa; chăn nuôi và xử lý môi trường chăn nuôi; chăm sóc, phòng trừ bệnh cho cây trồng; phân lập, nghiên cứu quy trình và sản xuất thành công 6 loại chế phẩm vi sinh vật phục vụ sản xuất và đời sống; sản xuất nấm; sơ chế, bảo quản các loại nông sản; sản xuất một số thức uống, thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cây dược liệu; chế biến sâu một số sản phẩm bằng công nghệ sấy tiến tiến; sản xuất các loại rau, hoa; trồng và thu hái cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nghiên cứu, ứng dụng, hoàn thiện, làm chủ quy trình công nghệ sản xuất và thương mại được hơn 10 dòng sản phẩm chế biến khác nhau từ các loại nông sản; phát triển và chuẩn bị thương mại 3 sản phẩm mới. Các sản phẩm này có giá trị kinh tế lớn, hàm lượng khoa học cao; bao bì mẫu mã đẹp, mang tính đặc thù của địa phương.

Trung tâm còn tiếp cận, quảng bá và đưa các sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước; đưa Trạm nghiên cứu, ứng dụng KH&CN Bắc Hướng Hóa đi vào hoạt động kịp thời, có hiệu quả. Đào tạo, tư vấn và chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ cho tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh về sản xuất, bảo quản, chế biến. Từ năm 2016 đến nay, đơn vị đã xây dựng, đề xuất và tổ chức thực hiện 3 dự án thuộc Chương trình Nông thôn - Miền núi với kinh phí khoảng 14 tỉ đồng.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh Đào Ngọc Hoàng cho biết: “Trung tâm luôn đặt nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN gắn với thực tiễn lên hàng đầu. Do đó, hoạt động của trung tâm đã tạo được những bước đột phá trong sản xuất, mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và hướng tới một nền sản xuất bền vững nhờ ứng dụng nhiều tiến bộ KH&CN đa dạng, phong phú, đặc biệt có hàm lượng khoa học cao, giá thành giảm, chất lượng tốt, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, đơn vị sẵn sàng chuyển giao KH&CN cho các doanh nghiệp và người dân có nhu cầu để ứng dụng vào sản xuất, đời sống”.

Các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được chế biến bằng công nghệ cao - Ảnh: NVCC​
Các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được chế biến bằng công nghệ cao - Ảnh: NVCC​

Với phương châm “KH&CN phải xuất phát từ cơ sở và hướng về phục vụ cơ sở”, những năm qua, Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị có nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn. Các nhiệm vụ KH&CN đi sâu nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN, công nghệ chế biến để phát triển các cây, con chủ lực, tiềm năng theo hướng bền vững thông qua xây dựng thương hiệu, ứng dụng công nghệ mới, liên kết trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm và có giá trị kinh tế cao. Sở đã đưa vào vận hành gói thiết bị dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Phát triển công nghệ sinh học nhằm ứng dụng, triển khai thành tựu công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và cung cấp các dịch vụ liên quan cho Nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, dự án Trạm nghiên cứu, ứng dụng KH&CN Bắc Hướng Hóa được sở xây dựng, đưa vào sử dụng với quy mô diện tích 7 ha có các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học và hệ thống nhà kính hiện đại ứng dụng công nghệ 4.0 để theo dõi, giám sát, điều khiển từ xa quá trình sản xuất, vận hành hệ thống, áp dụng thành công khoa học kỹ thuật để triển khai sản xuất các loại hoa cao cấp như như lily, tulip, lan hồ điệp..., đang nghiên cứu nhân rộng các giống cây ăn quả, cây dược liệu quý hiếm.

Lĩnh vực công nghệ sinh học được Sở KH&CN chú trọng triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Chỉ thị 06- CT/TU ngày 1/8/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”.

Tiêu biểu là các nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ, ứng dụng công nghệ tế bào để bảo tồn, lưu giữ, bồi dục, phát triển và sản xuất các loại cây lâm nghiệp, cây hoa, dược liệu có giá trị kinh tế cao, tạo ra các loại cây trồng đảm bảo chất lượng tốt, tính di truyền ổn định, sạch bệnh và đưa vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ để sản xuất thành công các loại chế phẩm vi sinh vật phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường như chế phẩm xử lý chất thải, ủ phân hữu cơ vi sinh; các chế phẩm: làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi; xử lý ao nuôi thủy sản; bổ sung thức ăn chăn nuôi… bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại đã được sử dụng rộng rãi.

Sở cũng đã giới thiệu, quảng bá nhiều sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương được ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại của tỉnh như: chiết suất - cô đặc tuần hoàn chân không, sấy khô bằng hệ thống vi sóng chân không; vi sinh nuôi cấy mô các sản phẩm đông trùng hạ thảo, tỏi đen; các chế phẩm sinh học hỗ trợ trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lý môi trường; các sản phẩm hoa, quả được nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 như lan hồ điệp, cà chua cherry, dâu tây…Thực hiện tốt việc thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, hỗ trợ các tổ chức cá nhân đổi mới công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Công tác phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và phát triển thương hiệu đã giúp nhiều doanh nghiệp, địa phương nâng cao chất lượng, danh tiếng các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần đưa sản phẩm của Quảng Trị đến với thị trường trong nước và thế giới.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trồng cà chua cherry tại Trạm nghiên cứu, ứng dụng KH&CN Bắc Hướng Hóa - Ảnh: NVCC​
Ứng dụng công nghệ 4.0 trồng cà chua cherry tại Trạm nghiên cứu, ứng dụng KH&CN Bắc Hướng Hóa - Ảnh: NVCC​

Việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã tạo chuyển biến tích cực trong thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Giám đốc Sở KH&CN Trần Ngọc Lân cho biết: “Thời gian tới, ngành KH&CN tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống. Trong đó, cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ KH&CN theo chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng. Đi sâu nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển “6 cây, 2 con” chủ lực của tỉnh theo hướng sản xuất hữu cơ, bền vững. Hình thành vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN thuộc Sở KH&CN để tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới và phát triển công nghệ, hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH &CN đã được khẳng định, đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua ứng dụng KH&CN”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Cấp chủ trương đầu tư cho 10 dự án nông nghiệp công nghệ cao

Quang Hiệp |

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị, trong 10 năm qua, tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư cho 57 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp. Trong số đó, đáng chú ý là có 10 dự án nông nghiệp công nghệ cao được cấp chủ trương đầu tư với tổng số vốn hơn 863,5 tỉ đồng.

Trồng cây ăn quả theo mô hình hữu cơ công nghệ cao

Anh Vũ - Lê Trường |

Ngày 5/10/2020, UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tiến hành cấp phát giống cây ăn quả để người dân triển khai mô hình “Sản xuất cây ăn quả hữu cơ công nghệ cao theo chương trình OCOP” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2020.

Du lịch hậu giãn cách COVID-19: ‘Sống chung với lũ’ bằng công nghệ mới

Mai Mai |

Hậu COVID-19, doanh nghiệp cần tư duy theo cách mới, tiếp cận khách hàng theo cách mới bằng hệ thống tự động, sử dụng trí tuệ nhân tạo, dùng công nghệ số để phát triển trong bối cảnh mới.

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

Trần Cát Linh |

Quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng mang lại nhiều giá trị gia tăng thì cũng làm cho chất thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường. Để nông nghiệp phát triển bền vững, điều tất yếu phải sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý các chất thải trong nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, khép kín, hỗ trợ lẫn nhau và bảo vệ môi trường sinh thái. Với mục tiêu này, Sở Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã xây dựng và giao nhiệm vụ cho Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Trị thực hiện dự án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế thải trong sản xuất nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại tỉnh Quảng Trị”.