Cận kề ngày lễ Vu Lan, thị trường vàng mã vẫn trầm lắng

Việt Anh |

Vào tháng Bảy Âm lịch hằng năm, phố Hàng Mã thường tấp nập khách đến mua các sản phẩm đồ cúng, nhất là trước dịp lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy). Tuy nhiên năm nay, không khí mua bán chưa thực sự sôi động.

Theo truyền thống Phật giáo Việt Nam, Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo với ý nghĩa là ngày lễ báo hiếu cha mẹ.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, dù đã cận kề ngày cúng Rằm tháng Bảy nhưng tại phố Hàng Mã - “thủ phủ” vàng mã tại Hà Nội, mới chỉ có lác đác khách đến mua đồ lễ, dù cho nhiều mẫu mã sản phẩm đã được các cửa hàng bày bán.

Nhiều sản phẩm vàng mã thủ công với thiết kế bắt mắt được các cửa hàng chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
Nhiều sản phẩm vàng mã thủ công với thiết kế bắt mắt được các cửa hàng chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

“Cùng thời điểm này năm ngoái, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều cửa hàng kinh doanh đồ cúng lễ, vàng mã... phải đóng cửa. Năm nay tình hình buôn bán đã khả quan hơn, tuy nhiên sức mua vẫn còn yếu, thường phải đến gần ngày lễ người dân mới đi mua nhiều,” chủ cửa hàng đồ thờ cúng Lan Hải, địa chỉ 60B Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ.

Dù không khí mua sắm chưa sôi động, song nhiều cửa hàng vẫn tích cực nhập về những mẫu mã sản phẩm để chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Các sản phẩm vàng mã thủ công có giá dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn; hoa cúc có giá dao động từ 30.000 đến 40.000 đồng/bó, cao hơn cùng thời điểm của năm ngoái từ 10.000 đến 15.000 đồng; quả phật tử cũng được nhiều người dân ưa chuộng trong dịp lễ, có giá dao động từ 50.000 đến 100.000 đồng...

Năm nay, xu hướng chọn đặt mâm cỗ của người tiêu dùng cũng có những biến chuyển. Quyết định đặt mâm cỗ chay với giá 1 triệu đồng, tại nhà hàng Chay Vị Lai (68 Lý Thường Kiệt, Hà Nội), chị Mai Anh, người dân quận Hoàn Kiếm cho biết, ăn chay vừa phù hợp với quan niệm tín ngưỡng tôn giáo, vừa là lựa chọn hợp lý trong bối cảnh người dân thắt chặt chi tiêu trong thời điểm “bão giá.”

“Nhiều cửa hàng làm cỗ chay cúng lễ hiện nay có các món ăn phong phú đa dạng không thua kém các món mặn, bảo đảm đủ chất lượng dinh dưỡng và phục vụ nhanh, tiện lợi, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian chuẩn bị,” chị Mai Anh chia sẻ.

 (Nguồn: Vietnam+)

ĐH Quốc gia yêu cầu báo cáo việc hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ trao bằng

Thanh Mai |

Hình ảnh ông Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), mặc áo nhung, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ gây nhiều tranh cãi.

Lễ Vu Lan - rằm tháng 7 giữa đại dịch COVID-19

Lan Hạ |

Thiện tại Tâm. Tu tại Tâm. Do vậy, việc mình làm chứng tỏ lòng thành, tâm tốt không nằm ở việc đồ lễ trong lễ Vu Lan nhiều hay ít.

Lễ Vu Lan báo hiếu - Nét đẹp trong văn hóa người Việt

PV |

Theo truyền thống Phật giáo Việt Nam, Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo với ý nghĩa là ngày lễ báo hiếu cha mẹ.

Đại lễ Vu Lan: Dành tình cảm cho những người mẹ ở tuyến đầu chống dịch

Chu Thanh Vân |

Đại lễ Vu Lan được phát sóng trên kênh truyền hình An Viên; các ứng dụng như: VTVcab, VNPT, Viettel, HTV, BTV, SCTV, FPT, AVG, VieOn; các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, Tiktok của An Viên TV.