Cây dược liệu cho tiền tỉ ở vùng trung du tỉnh Quảng Trị

Hưng Thơ |

Sau nhiều năm loay hoay tìm kiếm thị trường, 1 tấn cao dược liệu trị giá 1,7 tỉ đồng đầu tiên của nông dân huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) đã được lên máy bay xuất sang thị trường Mỹ. Lô hàng được đối tác đánh giá cao, hợp đồng mua hàng rộng mở, nên nông dân ở huyện này bắt đầu mở rộng diện tích trồng cây dược liệu.

Vùng đất hợp với cây dược liệu

Đây là năm thứ 6 bà Lê Thị Hồng Nhạn (trú tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ) gắn bó với trang trại trồng cây dược liệu có diện tích 5ha nằm ở vùng gò đồi xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị). Ở trang trại này, mấy năm trước bà Nhạn chỉ trồng cây dược liệu cà gai leo, sau đó chế biến thành cao. Nay, bà đang mở rộng thêm nhà xưởng để ươm cây an xoa và chế biến cao an xoa.

Chăm sóc cây dược liệu cà gai leo ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ. Ảnh: Hưng Thơ.
Chăm sóc cây dược liệu cà gai leo ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ. Ảnh: Hưng Thơ.

Bắt đầu từ năm 2015, bà Nhạn bắt đầu trồng thử nghiệm cây dược liệu cà gai leo. Khi trồng được cây, bà bắt tay vào chế biến thành các loại cao. Thất bại không ít, nhưng bà vẫn kiên trì, đến năm 2016 thì ra mắt sản phẩm cao cà gai leo và đến nay thì có 5 sản phẩm gắn thương hiệu cà gai leo An Xuân.

Theo bà Nhạn, cây cà gai leo vốn mọc hoang, khi thử nghiệm trồng ở nhiều vùng đất tại huyện Cam Lộ thì đều phát triển tốt. Tuy nhiên, cây trồng ở vùng gò đồi, đất bạc thì mới cho dược tính cao. Bên cạnh đó, bà Nhạn áp dụng trồng cà gai leo bằng phương pháp hữu cơ, nên giá trị mang lại lớn.

Nông dân huyện Cam Lộ làm cỏ ở diện tích trồng cây dược liệu an xoa. Ảnh: Hưng Thơ.
Nông dân huyện Cam Lộ làm cỏ ở diện tích trồng cây dược liệu an xoa. Ảnh: Hưng Thơ.

Với trang trại 5ha trồng cà gai leo, bà Nhạn thuê 12 lao động thường xuyên, trả lương từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Ước tính mỗi năm, tổng thu nhập từ trang trại của bà Nhạn là 2,5 tỉ đồng. Số tiền thu được, bà lại quay vòng, đầu tư thêm nhà xưởng, máy móc, trồng thử nghiệm thêm các loại cây dược liệu khác.

Dịp này, bà Nhạn đang đầu tư một nhà ươm cây cà gai leo và an xoa để ươm giống cây, mục đích là trồng ở trang trại và bán cho người dân trên địa bàn. “Cây dược liệu được trồng ở vùng đất này cho dược tính rất nổi bật. Tôi đem đi kiểm tra thì được đánh giá cao, bên cạnh đó các sản phẩm làm ra từ cây dược liệu bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường, nên chúng tôi mạnh dạn đầu tư thêm, mở rộng sản xuất” – bà Nhạn, cho biết.

Tín hiệu vui từ lô hàng xuất Mỹ

Tháng 4.2021, lãnh đạo huyện Cam Lộ “hộ tống” lô hàng 1 tấn cao dược liệu an xoa vào thành phố Hồ Chí Minh để làm thủ tục xuất khẩu sang Mỹ. Với 1 tấn cao dược liệu được xuất sang nước ngoài, sẽ thu về 1,7 tỉ đồng.

Để lô hàng được xuất đi Mỹ, trước đó, đối tác phân tích các thành phần trong cao dược liệu an xoa hết sức nghiêm ngặt, khắt khe với 19 tiêu chuẩn về hàm lượng dược chất, nhất là sản phẩm phải có nguồn gốc từ thiên nhiên, không pha trộn tạp chất, các loại phụ gia...

Nấu cao dược liệu tại trang trại của bà Nhạn. Ảnh: Hưng Thơ.
Nấu cao dược liệu tại trang trại của bà Nhạn. Ảnh: Hưng Thơ.


Sản phẩm đảm bảo các điều kiện, nên đối tác đã ký biên bản ghi nhớ với huyện Cam Lộ về việc thu mua sản phẩm cao dược liệu an xoa. Để đáp ứng được yêu cầu, thì huyện này phải mở rộng thêm nhiều diện tích.

Theo ông Trần Hoài Linh – Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ, Cam Lộ là một trong những địa phương có thế mạnh về phát triển cây dược liệu các loại với diện tích lên đến gần 100ha. Lâu nay, đầu ra sản phẩm cao dược liệu chủ yếu ở thị trường trong nước. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm thị trường, liên kết với doanh nghiệp, lần đầu tiên có một sản phẩm cao dược liệu của huyện được xuất khẩu qua thị trường Mỹ.

Ông Võ Văn Hưng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, huyện Cam Lộ định hướng sẽ phát triển cây dược liệu thành hướng đi mũi nhọn. Với việc xuất khẩu được lô hàng cao dược liệu sang Mỹ sẽ mở ra nhiều tiền đề để địa phương quy hoạch, mở rộng diện tích trồng các loại dược liệu, phấn đấu trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh Quảng Trị.

TAGS

Người làm “cầu nối” đưa dược liệu Cam Lộ ra thế giới

Anh Vũ |

Những ngày đầu tháng 4/2021, lần đầu tiên lô hàng gần 1 tấn cao dược liệu an xoa của huyện Cam Lộ (Quảng Trị) được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu an xoa

Anh Vũ |

Ngày 26/4/2021, UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) phối hợp với Công ty Cổ phần AGRIDYNAMICS Việt Nam tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu an xoa cho các hộ nông dân tham gia mô hình trên địa bàn.

Sản phẩm cao dược liệu Cam Lộ lần đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ

Anh Vũ - Lê Trường |

Cam Lộ (Quảng Trị) được biết đến là một trong những địa phương có thế mạnh về phát triển cây dược liệu các loại. Tuy nhiên lâu nay, đầu ra sản phẩm cao dược liệu chủ yếu ở thị trường trong nước. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm thị trường, liên kết với doanh nghiệp, lần đầu tiên có một sản phẩm cao dược liệu của huyện được xuất khẩu qua thị trường nước Mỹ. Đây là một tín hiệu tích cực đối với người trồng cây dược liệu ở Cam Lộ nói riêng và Quảng Trị nói chung khi sản phẩm của họ được những thị trường khó tính trên thế giới chấp nhận.

Cam Lộ: Trồng thử nghiệm 3,5 ha cây dược liệu an xoa

Anh Vũ |

Nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định lâu dài, đáp ứng nhu cầu nấu cao dược liệu của người dân, UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã liên kết với một doanh nghiệp triển khai mô hình trồng thử nghiệm cây an xoa tại một số vùng đất gò đồi trên địa bàn.