Đầu tư các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: Cần bảo đảm hài hòa lợi ích

Lê Thiện |

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 17 dự án điện gió đã được chấp thuận chủ trương danh mục dự án thu hồi đất, sử dụng diện tích đất 141,47 ha. Ngày 25/6/2020, Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục quy hoạch phát triển điện gió của 14 dự án với diện tích 299,03 ha, trong đó HĐND tỉnh đã chấp thuận chủ trương danh mục dự án thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng cho 10 dự án. Có 48 dự án đang trình Bộ Công thương bổ sung quy hoạch điện lực với diện tích 622,55 ha. Nếu được chấp thuận thì diện tích đất sử dụng cho các dự án điện gió lên đến 1.063 ha và hầu hết nằm ở các huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông, gồm đất sản xuất của Nhân dân và đất do các Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý.

Đối với các dự án đã và đang triển khai đều thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Đầu tư; thực hiện đánh giá tác động môi trường; tham vấn cộng đồng theo quy chế dân chủ cơ sở; cam kết với người dân và địa phương về sử dụng lao động trên địa bàn, về bảo vệ môi trường, nguồn nước sinh hoạt trong quá trình thi công; về xây dựng một số công trình công cộng, đường công vụ để vận chuyển thiết bị gắn với đường dân sinh góp phần kiên cố hóa giao thông trong tiến trình xây dựng nông thôn mới của các xã miền núi nơi triển khai thực hiện dự án.

Một công trình điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Ảnh: PV​
Một công trình điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Ảnh: PV​

Phần lớn các dự án đã điều chỉnh tọa độ các tua bin để hạn chế thấp nhất việc sử dụng rừng phòng hộ và đất lúa hai vụ của đồng bào dân tộc thiểu số; khi dự án đi vào hoạt động thì được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất. Phía chính quyền và các sở, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi nhất, hướng dẫn về thủ tục hành chính bảo đảm quy trình nhanh nhất có thể để nhà đầu tư dự án sớm được triển khai thực hiện, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện, đến nay có một số dự án đã đi vào hoạt động, có phát sinh doanh thu chịu thuế nhưng việc thực hiện nghĩa vụ của dự án đối với địa phương chưa được như kỳ vọng. Cụ thể, trong số 27 dự án được cấp chủ trương đầu tư có 2 dự án đã đi vào hoạt động, trong đó một dự án nộp thuế vãng lai và một dự án có thành lập công ty tại thành phố Đông Hà để nộp thuế trên địa bàn và hiện cả 2 dự án đã nộp ngân sách 10,4 tỉ đồng, gần bằng 50% số phải nộp.

Có 9 dự án đã đăng ký nhập khẩu thiết bị trong năm 2021 sẽ có phát sinh thuế nhập khẩu thiết bị. Về vấn đề giải quyết việc làm cho người dân vùng dự án chỉ là bước đầu khi dự án đang thi công (mỗi dự án sử dụng lao động phổ thông trong thời gian thi công khoảng 300 lao động), đến khi dự án đi vào hoạt động thì không sử dụng lao động thủ công trên địa bàn nữa, chỉ sử dụng lao động kỹ thuật, qua đào tạo nghề khoảng vài chục lao động. Về việc giải quyết đất sản xuất cho đồng bào trong vùng dự án dù bảo đảm được nhưng cũng không thể thuận lợi như đất đai vốn có của người dân.

Vì vậy, để triển khai được các dự án điện gió theo quy hoạch, cần giải quyết đồng bộ việc bảo đảm đất sản xuất cho người dân, đất trồng rừng thay thế để bảo đảm tỉ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh, tạo việc làm mới và thu nhập ổn định cho người dân khi giao đất thực hiện dự án. Đồng thời nhà đầu tư các dự án điện gió trên địa bàn các huyện Hướng Hóa, Đakrông nên thành lập công ty, chi nhánh trên địa bàn tỉnh để nộp đúng, nộp đủ các khoản thuế, phí theo quy định của pháp luật tại địa phương, thể hiện trách nhiệm với địa phương nơi nhà đầu tư triển khai dự án.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Không đổi rừng tự nhiên lấy điện gió

Võ Thái Hòa |

Phát triển năng lượng tái tạo là một trong những hướng đầu tư được tỉnh đặt nhiều kỳ vọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và vươn tới mục tiêu đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung. Thực tế trong thời gian qua, sau sự thành công của 2 dự án điện gió và điện mặt trời trên địa bàn tỉnh, có nhiều công ty năng lượng đã đến đăng ký khảo sát và xin cấp phép xây dựng dự án năng lượng điện tái tạo ở vùng núi Quảng Trị. Đó là tín hiệu đáng mừng trong thu hút đầu tư phát triển điện lực nhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề mà lãnh đạo tỉnh cũng như Nhân dân quan tâm là chuyển đổi mục đích rừng và đất lâm nghiệp để thực hiện dự án sao cho phù hợp.

Dự án điện gió dồn về miền núi Quảng Trị

Việt Hương |

Trong hơn nửa tháng, trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã cấp mới 9 dự án điện gió với tổng vốn đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.

Kiến nghị bổ sung hơn 70 dự án điện gió, mặt trời vào Quy hoạch điện VIII

H.A |

Vừa qua, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về định hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng của địa phương trong thời gian tới. Tại buổi làm việc này, tỉnh kiến nghị bổ sung các dự án năng lượng của Bình Thuận vào Quy hoạch điện VIII.

Tân Hoàn Cầu làm ăn thế nào trước khi “bán” dự án điện gió cho Thái Lan?

Hoàng Minh |

CTCP Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu vừa sang ta dự án điện gió cho Thái Lan là hạt nhân trong “hệ sinh thái” Tập đoàn Tân Hoàn Cầu của vị doanh nhân Mai Văn Huế.