Để đất đai trở thành nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội

Hải Đăng |

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của Nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực đất đai, Đảng và Nhà nước kịp thời ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm không ngừng đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực để phát triển đất nước. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: Huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cũng là đột phá chiến lược tạo nguồn lực và động lực mới góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Có thể khẳng định, kể từ sau khi Luật Đất đai ra đời lần đầu tiên năm 1987, trải qua quá trình hoàn thiện chính sách và pháp luật về đất đai (năm 1993, 2003 và 2013) với nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến nay, hệ thống chính sách và pháp luật về đất đai đã giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến quản lý đất đai trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước.

Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật đất đai đã từng bước nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất có hiệu quả, tạo ra nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước thông qua tạo điều kiện tiếp cận đất đai cho người dân, doanh nghiệp cũng như khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực và những kết quả nổi bật đã đạt được trong gần 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XI về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới”, tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nêu rõ: nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất, thậm chí bị đi tù cũng vì đất, mất cả tình nghĩa cha con, anh em, đồng chí cũng vì đất...

Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian qua có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai. Trên cơ sở đó, Tổng Bí thư cũng yêu cầu thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân dẫn đến nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển KT - XH; ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng; thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro... Thực tế, thời gian qua, nhiều cán bộ lãnh đạo cao nhất của một số tỉnh, thành lâm vào vòng lao lý đều liên quan đến đất đai.

Quảng Trị có tổng diện tích đất tự nhiên là 473.744 ha; trong đó: đất nông nghiệp 388.042 ha, đất phi nông nghiệp 40.886 ha và đất chưa sử dụng 44.816 ha. Công tác quản lý tài nguyên nói chung và đất đai nói riêng được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, các chương trình, kế hoạch, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ để đảm bảo cho công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn.

Trong những năm qua, để khai thác, phát huy hiệu quả của nguồn lực đất đai trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của địa phương, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo ngành tài nguyên và môi trường cùng các ngành liên quan tăng cường quản lý trên lĩnh vực đất đai, từ việc tập trung rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh quy định về hạn mức giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, giá đất… theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tiếp cận đất đai cho người dân và doanh nghiệp; khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, đầu tư khai thác kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng công nghiệp, giao thông và các khu vực phụ cận; chỉnh trang đô thị và xây dựng các khu đô thị mới.

Bên cạnh đó, tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở, đặc biệt là kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường kết nối liên thông với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên. Song song với đó là tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, siết chặt quản lý xây dựng, đầu tư, không để xảy ra tình trạng vi phạm quy hoạch.

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào xây dựng quy hoạch sử dụng đất tích hợp, thiết lập hệ thống đăng ký và số hóa đất đai đã góp phần quan trọng trong đưa công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp, đồng bộ và đạt được được hiệu quả cao.

Tuy nhiên, do đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, đối tượng quản lý, sử dụng rất rộng. Do đó, công tác quản lý đất đai luôn gặp nhiều khó khăn như: Quy trình thủ tục về đất đai còn rườm rà, phức tạp, nhất là trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án thường gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo xảy ra nhiều; một số đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật đất đai để trục lợi; đầu tư cho công tác quản lý đất đai về kinh phí, con người còn ít, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ cũng như yêu cầu của công việc…

Do đó, trong thời gian tới, để khai thác, phát huy hiệu quả của nguồn lực đất đai trở thành động lực quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh, cơ quan chức năng, các địa phương tiến hành rà soát lại các loại quỹ đất; tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đặc biệt là điều kiện, thủ tục chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng; các trường hợp được Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; các hành vi vi phạm bị xử lý; đặc biệt là tuyên truyền cho Nhân dân đề cao cảnh giác các hành vi lừa đảo, mua bán không lành mạnh, các thông tin sai sự thật liên quan đến đất đai.

Đồng thời công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án bất động sản, việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá đất để trục lợi bất hợp pháp.

Quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng và khai thác tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, việc cấp đất, sử dụng đất cho các dự án. Giao đất phải căn cứ vào nhu cầu, khả năng thực tế triển khai gắn với các điều kiện nhất định về tiến độ, kết quả thực hiện dự án, nghĩa vụ với Nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Việc giao đất phải được công khai, minh bạch thông qua đấu giá theo đúng quy định và bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Các ngành chức năng liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có văn bản hướng dẫn về chuyên môn cho UBND các huyện, thị xã, thành phố; theo dõi, nắm bắt tình hình để xử lý kịp thời các vướng mắc, bất cập. Tiếp tục rà soát, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường. Triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. 

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Đạo diễn Trần Vịnh: Mảnh đất Quảng Trị luôn sâu nặng ân tình

Phan Hoài Hương |

Khi nhắc đến Quảng Trị, mạch nguồn ký ức về mảnh đất và con người nơi đây khiến đạo diễn, NSƯT Trần Vịnh - một vị đạo diễn mà tên tuổi của ông gắn liền với những bộ phim về đề tài chiến tranh - như được khơi nguồn cảm xúc. Dòng ký ức của ông luôn nhắc về những kỷ niệm ở chiến trường Trị Thiên; về tình cảm của bà mẹ Cam Thành (Cam Lộ) chăm sóc ông lúc bị bệnh; về những ngày tháng lăn lộn nơi mảnh đất gió Lào cát trắng để thực hiện các bộ phim về đề tài chiến tranh. Với ông, mảnh đất Quảng Trị luôn sâu nặng ân tình.

Cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai, góp phần tăng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Quảng Trị

Mai Lâm |

Mặc dù thời gian qua tỉnh Quảng Trị rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó có vấn đề tiếp cận đất đai, tuy nhiên, so với đòi hỏi thực tế của doanh nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Phát hiện vụ khai thác đất trái phép

Trần Khôi |

Ngày 4/5, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa phát hiện một vụ khai thác đất trái phép với khối lượng khoảng 30 m3.

Hương đất, tình người vùng giới tuyến

Phạm Xuân Dũng |

Tháng Tư, tôi lại về vùng quê Vĩnh Linh (Quảng Trị), vùng giới tuyến xưa kia. Như đã bao lần đến đây, tôi được hít thở khí trời và cảm nhận đầy đủ hương đất, tình người nơi đây, để thêm một lần thấm thía nỗi niềm thống nhất non sông.