Điểm mới trong Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phương Minh |

Nhằm định hướng cho sự phát triển KT - XH của tỉnh trong những năm tới, Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã cơ bản thống nhất thông qua nội dung Báo cáo Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Như chúng ta đã biết, trong quá trình phát triển, quy hoạch đóng vai trò quan trọng, định hướng, dẫn dắt sự phát triển. Nhìn lại Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 321/QĐTTg ngày 2/3/2011) đã phát huy vai trò tích cực trong phát triển KTXH, định hướng cho việc đầu tư phát triển và kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Qua 10 năm thực hiện, nền KT-XH của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng được tập trung xây dựng, cơ bản đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện, nâng cao. Sự nghiệp phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội có chuyển biến tích cực. Cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được quan tâm thực hiện. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; QP-AN được giữ vững.

 
 
  Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng quy mô nền kinh tế của tỉnh hiện còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, năng suất lao động xã hội đạt thấp. Tái cơ cấu kinh tế nền kinh tế chưa rõ nét; các chiến lược phát triển kinh tế quan trọng chưa được phát huy. Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; chưa coi trọng đúng mức việc phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường. Tỉ lệ hộ nghèo ở một số vùng khó khăn vẫn còn cao.

Nguyên nhân chủ yếu là do tư duy phát triển dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Tích lũy nội bộ từ nền kinh tế còn thấp; cạnh tranh trong thu hút đầu tư ngày càng gay gắt trong điều kiện đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện nhiều. Năng lực đội ngũ cán bộ có mặt hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong quá trình hội nhập…

Vậy định hướng cho sự phát triển trong vòng 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2050 trong quy hoạch của tỉnh lần này có gì mới?, có tạo được đột phá để Quảng Trị trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước? Có thể thấy trong quy hoạch lần này xác định không gian phát triển đảm bảo sự đồng bộ và phát huy hiệu quả tiềm năng liên kết vùng ở hai trục Đông - Tây và Nam - Bắc.

Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kết cấu hạ tầng KT-XH, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác để hình thành và phát triển các cụm động lực, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả tỉnh phát triển. Tổ chức không gian phát triển tỉnh, các hành lang kinh tế và hệ thống đô thị gắn với phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Quy hoạch tỉnh lần này nhấn mạnh xây dựng Quảng Trị trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ, mạnh về kinh tế cửa khẩu gắn với kinh tế biển; là một trong những trung tâm năng lượng sạch của vùng. Định hướng khai thác các mỏ khí trên biển (Kèn Bầu, Báo Vàng); Quảng Trị là điểm kết nối và cửa ngõ ra biển của các nước trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Trong phát triển kinh tế, phải dựa trên các trụ cột chính là công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp và du lịch - dịch vụ, trong đó nông nghiệp là “bệ đỡ”của nền kinh tế, công nghiệp năng lượng là hướng đột phá và du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Trong công nghiệp, đẩy mạnh phát triển các ngành có lợi thế như công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp silicat, công nghiệp may mặc.

Xây dựng Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung vào năm 2030. Ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị làm hạt nhân phát triển công nghiệp. Đầu tư hoàn thành, đưa vào vận hành cảng nước sâu Mỹ Thủy, Cảng hàng không Quảng Trị, đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây, đường 15D kết nối cảng Mỹ Thủy và Cửa khẩu quốc tế La Lay, tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo.

Cùng với đó là tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tiềm năng lớn và có khả năng cạnh tranh. Phát triển nhanh hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng và phát triển kinh tế số.

Nghiên cứu phát triển Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo gắn với định hướng phát triển thương mại xuyên biên giới để hình thành khu kinh tế thương mại biên giới. Thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ vận tải, mạng lưới kho tàng, bến bãi, dịch vụ logistics; phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành điểm trung chuyển hàng hóa của các nước trong khu vực.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo hướng tập trung phát triển du lịch lịch sử - chiến tranh cách mạng trở thành sản phẩm đặc trưng riêng của Quảng Trị, trở thành thương hiệu du lịch hòa bình của cả nước; kết hợp khai thác tiềm năng du lịch biển, du lịch tâm linh, văn hóa lịch sử. Đầu tư hạ tầng đồng bộ sớm hình thành Khu du lịch quốc gia Cửa Việt - Cửa Tùng - đảo Cồn Cỏ.

Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, quy trình canh tác hữu cơ, thân thiện với môi trường. Phát triển rừng trồng đạt chứng chỉ FSC, phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của miền Trung.

Chú trọng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hài hòa giữa các ngành kinh tế. Gắn phát triển kinh tế, văn hóa với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm QP-AN. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, thực chất. Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện tự nhiên; bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu…

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Huyện Cam Lộ điều chỉnh lại quy hoạch với tầm nhìn xa hơn

Trần Tuyền |

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang tại phiên làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Cam Lộ vào ngày 7/3 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của huyện năm 2022, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Liên danh Sakae hỗ trợ xây dựng ý tưởng điều chỉnh quy hoạch chung Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo

Lê Trường |

Ngày 6/3, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam, Tổ phó Tổ công tác 626 (Tổ công tác của tỉnh Quảng Trị phối hợp với hai tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào) nghiên cứu các cơ chế, chính sách hợp tác KT - XH) chủ trì buổi làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Sakae Việt Nam và các đối tác (gọi tắt là Liên danh Sakae) về việc hỗ trợ Quảng Trị trong điều chỉnh quy hoạch Khu Kinh tế -Thương mại đặc biệt Lao Bảo gắn với định hướng phát triển Khu Kinh tế - thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavanh và một số nội dung phối hợp khác. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Sakae Việt Nam Đỗ Trung Kiên tham dự làm việc.

Huyện Triệu Phong sớm hoàn thành quy hoạch di tích Chúa Nguyễn Hoàng

Nguyễn Vinh |

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang tại buổi làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Triệu Phong chiều 2/3 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của huyện năm 2022, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hồ Thị Thu Hằng tham dự làm việc.

Quy hoạch tổng thể quốc gia thành 6 vùng kinh tế - xã hội

HL |

Quốc hội thông qua Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thành 6 vùng kinh tế - xã hội như sau: