Gà dự án đưa về nhà cán bộ, người dân bức xúc vì không hay biết

Hưng Thơ |

Khi biết tin có dự án hỗ trợ gà và thức ăn nuôi gà nhưng cán bộ không phổ biến mà tự ý lựa chọn đối tượng hỗ trợ, người dân ở xã Gio Phong (nay là xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) bày tỏ bức xúc.

Nhiều cán bộ được đề xuất tham gia dự án

Tháng 3.2020, Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi thuộc Viện chăn nuôi đã có văn bản gửi UBND xã Gio Phong, để phối hợp thực hiện dự án xây dựng mô hình chăn nuôi gà Ri lai tại xã Gio Phong.

Gà dự án được nuôi tại nhà 1 cán bộ. Ảnh: Hưng Thơ.
Gà dự án được nuôi tại nhà 1 cán bộ. Ảnh: Hưng Thơ.

Theo đó, dự án sẽ hỗ trợ 5 đến 7 hộ dân, mỗi hộ từ 500 đến 1.000 con gà thương phẩm giống Ri lai, 4 liều vắc xin và 30% thức ăn (tổng cộng là 5.000 con gà,14.000 đồng/con, thức ăn 11.000/kg thức ăn) với yêu cầu: Các hộ nông dân có đủ điều kiện chuồng trại để chăn nuôi gà thương phẩm, có khả năng đối ứng vốn, chưa nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn kinh phí của Nhà nước.

Sau khi nhận văn bản nói trên, UBND xã Gio Phong phổ biến kế hoạch, tiếp đến trưởng thôn thôn Gia Môn, Lễ Môn, Lan Đình đề xuất người đủ điều kiện để tham gia dự án lên xã. Trong đó, hộ được đề xuất có ông Nguyễn Đức Sâm – Chủ tịch UBND xã Gio Phong, hộ bà Trần Thị Liên (vợ ông Nguyễn Văn Út – Phó Chủ tịch UBND xã Gio Phong), hộ ông Trần Quả - trưởng thôn Gia Môn...

Danh sách những người tham gia dự án sau đó được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị và Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi thuộc Viện chăn nuôi đi khảo sát lại, rồi chọn lại 9 hộ đủ điều kiện tham gia dự án. Cụ thể, ở thôn Gia Môn có hộ Trần Quả - trưởng thôn (500 con gà), Dương Tùng (500 con gà); thôn Lễ Môn có hộ Nguyễn Tư (500 con gà), Nguyễn Khắc Hướng (500 con gà); thôn Lan Đình có hộ Trần Thị Liên (500 con gà), Trần Lam (200 con gà), Nguyễn Phương (500 con gà). Riêng trường hợp của bà Liên (vợ Phó Chủ tịch xã) ở thôn Lan Đình thì được hỗ trợ 1.000 con gà; trường hợp ông Nguyễn Đức Sâm - Chủ tịch UBND xã không đủ tiêu chuẩn để nuôi, nên 800 con gà được giao lại cho bà Nguyễn Thị Huệ (có họ hàng với ông Sâm).

Không thông báo công khai nên dân mới bức xúc

Ngày 20.5, khi gà của dự án được đưa về cho 9 hộ, thì người dân ở 3 thôn trên mới hay biết có dự án hỗ trợ gà và thức ăn chăn nuôi gà.

Ông A (được đề nghị dấu tên) ở thôn Gia Môn nói rằng, gia đình ông có chuồng trại kiên cố, từng nuôi nhiều gà. “Nếu biết có dự án hỗ trợ thì tôi đăng ký ngay, nhưng khi biết thì gà đã chia hết rồi” – ông A, nói. Không chỉ ông A, mà nhiều người dân ở thôn này thắc mắc, thậm chí là tỏ thái độ bức xúc khi nói về dự án hỗ trợ gà vì "lặng lặng mà làm, không ai biết chi".

Ông Trần Quả - trưởng thôn Gia Môn cho biết, ông đề xuất 3 hộ, thì 2 hộ được chọn để hỗ trợ. Hỏi vì sao không thông báo qua loa phát thanh để bà con đăng ký, thì ông Quả nói rằng “thấy hộ nào được thì đề xuất thôi”. Còn ông Nguyễn Văn Út – Phó Chủ tịch UBND xã Gio Phong thì nói rằng, vợ ông là nông dân, bình thường nuôi nhiều gà, có kinh nghiệm và chuồng trại đầy đủ nên được chọn.

 
Gà dự án được nuôi ở nhà cán bộ. Ảnh: Hưng Thơ.

Tại 3 thôn của xã, có nhiều hộ cho rằng họ có đủ điều kiện để tham gia dự án nuôi gà, nhưng không được thông báo, không hay biết về dự án? Trước câu hỏi này, ông Nguyễn Trung Hậu – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị nói rằng, mục đích của dự án là hỗ trợ cho nông dân phát triển chăn nuôi gà thịt, nên đơn vị thực hiện dự án đề nghị chọn hộ có năng lực. Nếu khảo sát mà không đủ năng lực thì sẽ bị loại. “Khả năng do địa phương chủ quan, sơ suất không thông báo cho người dân mà tự nhìn xem ai nuôi được, ai không nuôi được rồi đề xuất nên mới xảy ra chuyện người dân thắc mắc, bức xúc” – ông Hậu, cho hay.

TAGS

Cam Lộ sẽ đón bằng công nhận huyện nông thôn mới vào ngày 23.7

Nguyễn Lựu |

Ban Chỉ đạo và Ban tổ chức các ngày lễ lớn huyện Cam Lộ  (Quảng Trị) vừa họp triển khai kế hoạch tổ chức Lễ đón Bằng công nhận huyện Cam Lộ đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định 520/QĐ-TTg ngày 16.4.2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Nam Tân - Xưa và nay

Việt Hà |

Thôn Nam Tân, xã Gio Sơn nằm ở phía Tây của huyện Gio Linh (Quảng Trị) , trên một triền đất đỏ Ba Zan màu mỡ với địa thế trãi dài xuôi về hướng Đông. Nam Tân có tài sản vô giá là vùng quê có bề dầy lịch sử với nền văn hóa đặc sắc lâu đời.

Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Quảng Trị

PV |

Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký là căn cứ pháp lý quan trọng để tỉnh Quảng Trị sử dụng hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển; đưa ra các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đột phá phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo đến đầu tư phát triển trên địa bàn.

Thí nghiệm một số giống càphê chè có triển vọng trên địa bàn Hướng Hóa

Lâm Hạnh |

Với mục đích xây dựng, tuyển chọn các giống cà phê chè có triển vọng nhất và chuyển giao cho nông dân áp dụng nhân rộng mô hình khi tái canh cây và phát triển cây cà phê bền vững trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) , Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất đặt hàng Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí nghiệm một số giống cà phê chè có triển vọng trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”; thời gian triển khai từ năm 2018 đến 2021. Đến nay, đề tài đã đạt được kết quả bước đầu trong nghiên cứu một số giống cà phê mới.