Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu

Lê An |

Ngày 9/8, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị tổ chức diễn đàn Khuyến nông Nông nghiệp với chủ đề giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Diễn đàn được tổ chức với mục đích bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu; phát hiện những nút thắt, điểm nghẽn, những khó khăn vướng mắc đang tồn tại.

Từ đó đề xuất phương án tháo gỡ để đến năm 2025 đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 – 2025 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đạt các mục tiêu đề ra.

Tham quan mô hình trồng rừng thâm canh cây keo lai nuôi cấy mô và mô hình chuyển hóa rừng từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn tại Hợp tác xã Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng - Ảnh: L.A
Tham quan mô hình trồng rừng thâm canh cây keo lai nuôi cấy mô và mô hình chuyển hóa rừng từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn tại Hợp tác xã Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng - Ảnh: L.A

Đồng thời tạo điều kiện để giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan chuyên môn và nông dân trồng rừng của 5 tỉnh miền Trung gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế về phát triển rừng kinh tế, trồng rừng thâm canh gỗ lớn, rừng có chứng chỉ FSC…

Theo thống kê năm 2021, cả nước hiện có 2,45 triệu ha rừng trồng sản xuất, trong đó diện tích trồng mới khoảng 800 nghìn ha và trồng lại khoảng 1,65 triệu ha. Tính đến tháng 8/2022 cả nước đã có 326.256 ha được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, chiếm 8,8% diện tích rừng trồng sản xuất.

Về tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp: cả nước hiện có 744 đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp; 632 vườn ươm kiên cố, 1.063 vườn ươm tạm thời và 37 nhà nuôi cấy mô. Cả nước có 5.580 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản.

Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 14,21 tỉ USD, xuất siêu trên 10 tỉ USD, xuất khẩu sang 160 quốc gia và vùng lãnh thổ...

Tại diễn đàn, các đại biểu, chuyên gia đã tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề về quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu tại các địa phương; công tác quản lý và tổ chức sản xuất tại các vùng nguyên liệu.

Các chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu gỗ; xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và cấp chứng chỉ tại các vùng gỗ nguyên liệu.

Thị trường cung ứng và tiêu thụ nguyên liệu gỗ; các giải pháp khoa học công nghệ pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ, tập trung vào công nghệ ươm tạo, nhân giống cây lâm nghiệp đạt tiêu chuẩn và cải tiến, nâng cao chất lượng vườn ươm cây giống; công tác quản lý, kiểm soát việc sản xuất và cung ứng cây giống.

Vấn đề liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với chính quyền và người dân nhằm tránh tình trạng hợp đồng bị phá vỡ, gây thiệt hại cho các bên; hợp tác và thống nhất giữa các doanh nghiệp tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh…

Các kết quả của diễn đàn sẽ là những thông tin hữu ích cho cơ quan quản lý, các đơn vị chuyên môn, chính quyền và người dân các địa phương tham khảo, vận dụng và triển khai trong thực tiễn sản xuất.; góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu tại mỗi địa phương.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Quy hoạch công nghiệp- dịch vụ làm điểm nhấn, tận dụng ưu thế vùng biển, gò đồi để phát triển KT- XH

Thanh Trúc |

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang tại buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy Gio Linh về tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH, QP - AN, công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2022 diễn ra vào sáng nay 4/8. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng tham dự làm việc.

Nâng tầm các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Thanh Trúc |

Những năm qua, hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu được triển khai sâu rộng, xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng, năng lực cạnh tranh cao. Việc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu là cơ hội tốt để các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình đến với thị trường, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy CNNT phát triển theo chiều sâu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Cam Lộ

Khánh Ngọc |

Trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị) hiện có 3 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng diện tích 150 ha.

Công nghiệp năng lượng & Diện mạo mới của nền kinh tế Quảng Trị

Công Điền |

Công nghiệp năng lượng, với trọng tâm là điện gió được kỳ vọng sẽ là bước đột phá, góp phần “thay áo mới” cho nền kinh tế của tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.