Gợi mở các chính sách phát triển dịch vụ logistics trên Hành lang kinh tế Đông - Tây

Mai Quế |

Ngày 4-8, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức diễn đàn “Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây” trong khuôn khổ hội chợ quốc tế thương mại, du lịch và đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây - Đà Nẵng 2022 (Hội chợ EWEC Đà Nẵng 2022). 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Phước Sơn và đại diện lãnh đạo các tỉnh Nam Trung Lào tham dự diễn đàn. 

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Phước Sơn cho biết, logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Phước Sơn phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: M.Q
Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Phước Sơn phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: M.Q

Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao; gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.

Phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế.

Sau gần 25 năm hình thành Hành lang kinh tế Đông - Tây, các địa phương trên tuyến vẫn chưa thực sự được các quốc gia tập trung, quan tâm đầu tư đúng mức để trở thành một hành lang kinh tế xuyên biên giới; hạ tầng giao thông kết nối cũng như hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển, quy mô thị trường sản xuất, tiêu dùng hàng hóa còn nhỏ, dẫn đến dịch vụ logistics trên hành lang chưa thật sự phát triển.

Do đó, việc quan tâm chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, thúc đẩy hoạt động thương mại xuyên biên giới tại các địa phương trên tuyến là rất cần thiết để Hành lang kinh tế Đông - Tây thực sự là hành lang kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics.

Nghị quyết số 43/NQ-TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á, là trung tâm kinh tế biển, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung với vai trò trung tâm của Đà Nẵng. 

Với tinh thần đó, Đà Nẵng đã và đang phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và hạ tầng giao thông, đặc biệt là lợi thế về cảng biển để phát triển hệ thống dịch vụ logistics, lấy dịch vụ vận tải biển và vận tải kết nối cảng biển làm trụ cột phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố, từng bước đảm nhận vai trò trung tâm logistics của khu vực, cửa ngõ chính ra biển của Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng như 5 tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cùng với chính quyền các địa phương của Lào, Thái Lan, Myanmar trong thời gian qua đã có những chương trình, hành động cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics như xây dựng và triển khai các quy hoạch trung tâm logistics, kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ logistics, các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ dịch vụ logistics.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế khiến dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng như các tỉnh, thành phố trong khu vực nói chung chưa có sự phát triển mạnh mẽ như: kết cấu hạ tầng giao thông kết nối chưa đồng bộ, quy mô thị trường còn nhỏ, hàng hóa chưa nhiều, nhu cầu dịch vụ logistics tăng trưởng chậm, thiếu các doanh nghiệp quy mô lớn dẫn dắt thị trường; chất lượng nguồn nhân lực chưa bảo đảm, thiếu sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, diễn đàn “Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây” nhằm mục đích gợi mở, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế chia sẻ, đề xuất sáng kiến đóng góp vào việc hoàn thiện các điều kiện và chính sách phát triển dịch vụ logistics của các địa phương gắn với Hành lang Đông - Tây của các nước Myamar, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

Trong giai đoạn tới, dịch vụ logistics tiếp tục được Đà Nẵng xác định là một ngành quan trọng, tác động lớn đến tăng trưởng của thành phố. Thành phố cũng đang quyết liệt triển khai công tác xây dựng quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những định hướng lớn về phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics cũng như đẩy nhanh tiến trình đầu tư các dự án trọng điểm trong giai đoạn tới như cảng Liên Chiểu, trung tâm logistics tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và trung tâm logistics, cảng cạn trên địa bàn thành phố. 

Bên cạnh những nỗ lực của thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Phước Sơn mong muốn Đà Nẵng cùng các địa phương có thể liên kết xây dựng hệ thống logistics hoàn thiện, hiện đại nhằm giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên Hành lang kinh tế Đông - Tây kết nối với dòng chảy thương mại quốc tế.

(Nguồn: Báo Đà Nẵng)

TAGS

Phấn đấu hoàn thành đường Hùng Vương kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây và KKT Đông Nam vào cuối năm 2022

Phạm Mỹ Hạnh |

Ngày 15/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến đi kiểm tra thực địa công trình đường Hùng Vương kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây và Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị thuộc dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Trị (BIIG 2).

Khởi công dự án Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây

Lê An |

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quảng Trị 1/5 (1972 – 2022), sáng nay 29/4, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây.

Quản lý đất đai, xây dựng công công trình trên tuyến đường ven biển và kết nối hành lang kinh tế Đông Tây

PV |

Dự án Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1 đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh chọn là công trình trọng điểm để khởi công vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị. Trong đó, đoạn đi qua huyện Vĩnh Linh thuộc địa giới hành chính các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Tú, Kim Thạch và thị trấn Cửa Tùng.

Các địa phương trên Hành lang Kinh tế Đông- Tây

PV |

Hành lang kinh tế Đông Tây (East West Economic Corridor - EWEC) là một chương trình phát triển kinh tế được khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 vào năm 1998 để tạo điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập cho các nước EWEC. EWEC bao gồm bốn quốc gia nằm trong trung tâm bán đảo Đông Dương: Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Dưới đây là các địa phương nơi EWEC đi qua: