Các địa phương trên Hành lang Kinh tế Đông- Tây

PV |

Hành lang kinh tế Đông Tây (East West Economic Corridor - EWEC) là một chương trình phát triển kinh tế được khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 vào năm 1998 để tạo điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập cho các nước EWEC. EWEC bao gồm bốn quốc gia nằm trong trung tâm bán đảo Đông Dương: Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Dưới đây là các địa phương nơi EWEC đi qua:


TP Ðà Nẵng:  Diện tích: 1.255,5 km2; Dân số: 777.100 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Cảng Ðà Nẵng, cảng nước sâu Tiên Sa và chín cầu cảng dọc sông Hàn; sân bay quốc tế Ðà Nẵng; hệ thống thông tin liên lạc hiện đại; các xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng...; Danh lam thắng cảnh nổi tiếng: núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà... 

Thừa Thiên - Huế:  Diện tích: 5.054 km2; Dân số: 1.136.100 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Nhiều di sản văn hóa, di tích giữ được hình dạng vốn có; nhã nhạc cung đình, di sản văn hóa phi vật thể của thế giới; hàng chục chùa được xây cách đây hơn 300 năm và hàng trăm đền, chùa xây từ đầu thế kỷ 20; nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng và nghề thủ công tinh xảo. 

Quảng Trị: Diện tích: 4.592 km2; Dân số: 621.700 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Nhiều địa danh, di tích lịch sử cách mạng: đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Ðịa đạo Vịnh Mốc, chiến trường Khe Sanh, căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu, hàng rào điện tử McNamara...; Bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là "hoàng hậu" của các bãi tắm Ðông Dương.

Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của bán đảo Sơn Trà (Ảnh: Sưu tầm)
Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của bán đảo Sơn Trà (Ảnh: Sưu tầm)

Lào (một tỉnh)

Savannakhet: Diện tích: 21.774 km2; Dân số: 721.500 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Là cửa ngõ du lịch và thương mại thuận lợi giữa Thái-lan, Lào và Việt Nam; có nhiều đền, chùa nổi tiếng; các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp.

Thái-lan (bảy tỉnh)

Mucdahan: Diện tích: 4.339,8 km2; Dân số: 310.718 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Là điểm nối với tỉnh Savannakhet của Lào trên tuyến đường bộ EWEC qua cầu Hữu nghị Thái - Lào 2 vừa được khánh thành tháng 12-2005 và là cửa ngõ du lịch từ Thái-lan tới Lào và Việt Nam; Sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng là quýt, cam.

Cầu Hữu nghị Lào-Thái Lan số 5
Cầu Hữu nghị Lào-Thái Lan số 5

Yasothon: Diện tích: 4.161,7 km2; Dân số: 561.430 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Ðiểm du lịch nổi tiếng với lễ hội pháo hoa vào tháng 5; pháo tự tạo hình tên lửa được bắn lên không trung để cầu mưa cho mùa màng; Làng nghề thủ công truyền thống làm gối vải.

Khonken: Diện tích: 10.886 km2; Dân số: 1.733.434 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Là trung tâm hành chính, thương mại và giáo dục của khu vực Ðông - Bắc Thái-lan; trung tâm của ngành dệt lụa Thái-lan, với hàng trăm làng dệt nổi tiếng với vải lụa tơ tằm truyền thống.

Phitsanuloc: Diện tích: 10.815,8 km2; Dân số: 792.678 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Là cầu nối quan trọng miền trung và bắc, đông - bắc Thái-lan; cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, như rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, thác nước tự nhiên...; các di tích khảo cổ của nền văn minh cổ đại khoảng bốn nghìn năm trước.

Kalasin: Diện tích: 6.946,7 km2; Dân số: 921.366 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Là một tỉnh nông nghiệp, chủ yếu sản xuất lúa nếp và mía đường. Dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng dâu nuôi tằm.

Sukhothai: Diện tích: 6.596,1 km2; Dân số: 593.264 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Khu di tích lịch sử Sukhothai được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, triều đại đầu tiên của Vương quốc Thái-lan độc lập. Thành phố này là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều khách nước ngoài nhất ở Thái-lan.

Biển Cửa Tùng có hai bãi đá ngầm là Mũi Si và Mũi Lay tạo thành vùng biển kín đáo, lặng sóng (Ảnh: Trần Đức Khoa Huân)
Biển Cửa Tùng có hai bãi đá ngầm là Mũi Si và Mũi Lay tạo thành vùng biển kín đáo, lặng sóng (Ảnh: Trần Đức Khoa Huân)

Tak: Diện tích: 16.406,6 km2; Dân số: 486.146 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; có nghề khai thác đá, làm đồ kim hoàn; có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ Loi Crathong thả đèn trên sông.

Myanmar (hai bang)

Kayin: Diện tích: 30.383 km2; Dân số: 1.431.377 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Ðiểm nối với Thái-lan trên tuyến EWEC; có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, các khu nghỉ trên núi và du lịch thuyền buồm trên sông...

Mon: Diện tích: 12.155 km2; Dân số: 2.466.000 người; Tiềm năng kinh tế và du lịch: Có thành phố cảng Mawlamyine, điểm cực Tây của EWEC nối với Ấn Ðộ Dương; giàu thắng cảnh du lịch, xếp sau TP Ðã Nẵng trong khu vực EWEC, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, như văn hóa, thiên nhiên, du lịch cựu chiến binh...; ngành công nghiệp đánh cá, chế biến sản phẩm từ cá.

(Nguồn: Tổng hợp)

TAGS

Thành phố Đông Hà: Đô thị động lực trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây

PV |

Hòa trong khí thế tiến công, nổi dậy của toàn tỉnh, bằng sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang, với tinh thần dũng cảm, trí thông minh, quân và dân thành phố Đông Hà (Quảng Trị) đồng loạt tiến công, nổi dậy, giải phóng hoàn toàn quê hương vào ngày 28/4/1972.

Đề xuất trung ương hỗ trợ 1.267 tỉ đồng để hoàn thiện tuyến đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây

Mai Lâm |

Ngày 9/2, UBND tỉnh Quảng Trị có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ tỉnh 1.267 tỉ đồng để đầu tư xây dựng hoàn thiện tuyến đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây.

Khai thác đất trái phép dưới hành lang an toàn lưới điện 500kV

Hưng Thơ |

Công an tỉnh Quảng Trị đã phát hiện vụ khai thác đất trái phép dưới đường dây điện 500kV Bắc – Nam.

Hành lang kinh tế Đông- Tây, cơ hội để Quảng Trị hội nhập và phát triển

Huy Nam |

Nằm ở vị trí quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), những năm qua tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chủ trương, giải pháp đầu tư, khai thác hành lang kinh tế này để hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, để EWEC đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cần phải tháo gỡ vướng mắc và có quyết sách phù hợp, hiệu quả hơn. Phóng viên báo Quảng Trị đã phỏng vấn đồng chí NGUYỄN ĐĂNG QUANG, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về những nội dung liên quan.