Hàng chục nghìn cây lan hồ điệp khoe sắc ở độ cao 1.500 mét trên đỉnh Sa Mù

Hưng Thơ |

Ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, đỉnh Sa Mù (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) được Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị chọn làm nơi thử nghiệm các giống hoa lan hồ điệp. Thật bất ngờ, 7 loại lan hồ điệp được trồng sinh trưởng rất tốt, cho ra hoa tuyệt đẹp…

Lan hồ điệp trồng thử nghiệm trên đỉnh Sa Mù cho ra hoa tuyệt đẹp. Ảnh: Hưng Thơ.
Lan hồ điệp trồng thử nghiệm trên đỉnh Sa Mù cho ra hoa tuyệt đẹp. Ảnh: Hưng Thơ
 Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị đang ươm trồng 13.000 cây lan hồ điệp ở đỉnh Sa Mù. Cây giống được nuôi cấy bằng mô, sau đó cho vào nhà kính để trồng. Chỉ sau một thời gian thử nghiệm, lan hồ điệp sinh trưởng rất tốt, chưa đến lúc ra hoa nhưng lá của lan to hơn bàn tay người lớn. Một số cây lan được trồng trước đó cho hoa sặc sỡ, to, đẹp và rất lâu tàn.
Lan hồ điệp được được nhân giống bằng cách nuôi cấy mô. Ảnh: Hưng Thơ.
Lan hồ điệp được được nhân giống bằng cách nuôi cấy mô. Ảnh: Hưng Thơ
 Ông Trần Ngọc Lân – Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị cho hay, cách đây không lâu Bộ Khoa học Công nghệ có ghé thăm Sa Mù. Nhìn thấy vườn lan hồ điệp, cán bộ của Bộ Khoa học Công nghệ nói rằng rất hiếm nơi lan hồ điệp lại sinh trưởng tốt và đẹp như ở nơi này.
Có đến 7 loại lan hồ được được nhân giống để trồng thử nghiệm. Ảnh: Hưng Thơ.
Có đến 7 loại lan hồ được được nhân giống để trồng thử nghiệm. Ảnh: Hưng Thơ
 Hiện, ở vườn ươm của Trung tâm này, có 13.000 cây lan hồ điệp với 7 giống khác nhau như: lan địa chủ, lan V3, lan đỏ tím, lan vàng chanh, lan vàng chấm trắng… Mục đích của việc trồng lan ở Sa Mù là để tìm loại lan phù hợp nhất để nhân giống, chuyển giao giống và kỹ thuật trồng cho doanh nghiệp và người dân.
Mỗi loại có một màu đặc trưng, nhưng từ khi nuôi cấy đến khi trồng ra môi trường, cây giống sinh trưởng rất tốt. Ảnh: Hưng Thơ
Mỗi loại có một màu đặc trưng, nhưng từ khi nuôi cấy đến khi trồng ra môi trường, cây giống sinh trưởng rất tốt. Ảnh: Hưng Thơ
 
Nhiều người thích thú khi trên đỉnh Sa Mù quanh năm mây phủ lại có sự hiện diện của cả vườn lan. Ảnh: Hưng Thơ.
Nhiều người thích thú khi trên đỉnh Sa Mù quanh năm mây phủ lại có sự hiện diện của cả vườn lan. Ảnh: Hưng Thơ.

Với 13.000 cây lan hồ điệp được trồng, đến tết năm này, Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị sẽ bán ra thị trường. Với khả năng sinh trưởng như hiện tại, dự kiến lan hồ điệp trồng ở Sa Mù sẽ được thị trường đón nhận, và sẽ cháy hàng vì khó có loại lan hồ điệp ở nơi nào sánh được.

Vườn lan này sinh trưởng rất tốt, lá của lan to bằng cả bàn tay người lớn. Ảnh: Hưng Thơ.
Vườn lan này sinh trưởng rất tốt, lá của lan to bằng cả bàn tay người lớn. Ảnh: Hưng Thơ
Toàn bộ 13.000 cây lan hồ điệp với 7 giống được trồng trong nhà kính ở đỉnh Sa Mù. Ảnh: Hưng Thơ

Toàn bộ 13.000 cây lan hồ điệp với 7 giống được trồng trong nhà kính ở đỉnh Sa Mù. Ảnh: Hưng Thơ

(Theo Lao Động)

“Quảng Bình - Bí ẩn bất tận”

Lê Phi Long |

Theo ông Hồ An Phong - GĐ Sở Du lịch Quảng Bình, Lễ hội hang động Quảng Bình được tổ chức định kỳ 2 năm/lần với mục đích tuyên truyền, quảng bá về tài nguyên, các sản phẩm, dịch vụ du lịch Quảng Bình đến với du khách, nhà đầu tư và các công ty lữ hành trong nước và quốc tế. 

Đoàn viên Sở KHCN trồng 2.000 cây hoa dã quỳ trên đường Hồ Chí Minh

Hưng Thơ |

Dầm mình dưới trời mưa, các đoàn viên và cán bộ của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị người đào hố, người trồng cây, người bón phân rất bài bản. Ngay trong ngày, 2.000 cây giống hoa dã quỳ được trồng dọc hai bên đường Hồ Chí Minh. Được biết, tới đây các đoàn viên của đơn vị này sẽ tiếp tục ươm cây giống, để cung cấp cho các xã trồng tạo cảnh quan.

Hoa Dã quỳ những ngày đầu tháng 8.

Thu Hà |

Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị)  chào tháng 8 là những ngày mưa tầm tã và cũng là khởi đầu hứa hẹn cho thấy một mùa mưa... rất nhiều nước cho lòng hồ thủy điện Rào Quán. Thật vui, 1.000 cây giống hoa Dã quỳ đã mọc lên tươi tốt dọc con đường từ Đồn Biên phòng Hướng Phùng đến Trường Tiểu học Hướng Phùng. Và dọc tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại cũng đã và đang được trồng và chăm sóc chu đáo.  

Nhạc sĩ Lê Trọng Lập với bài hát hay về Trường tiểu học Hướng Phùng

Lê Trọng Lập (Nhạc sĩ, Hà Nội) |

Nhạc sĩ Lê Trọng Lập - tác giả âm nhạc ca khúc YÊU LẮM NGÔI TRƯỜNG CỦA EM là người quê Triệu Phong, Quảng Trị, hiện sống tại Hà Nội.