Hiệu quả mô hình chăn nuôi gà sinh sản

Trần Cát Linh |

Thực hiện nhiệm vụ Đề án NN-08 giữa Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với các tỉnh Quảng Trị, An Giang, Thái Nguyên, từ năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt 18M1 an toàn sinh học bước đầu mang lại hiệu quả khá, tạo thu nhập ổn định cho người dân, nhất là các hộ nghèo.

Gà 18M1 là giống gà mới lai tạo giữa gà trống 18GA04 với gà mái LV có nhiều ưu điểm vượt trội như: gà có sức đề kháng tốt, chịu nhiệt, phù hợp với phương thức nuôi chăn thả và bán chăn thả, gà có chất lượng thịt thơm ngon. Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn điểm, chọn hộ chăn nuôi để xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt 18M1 an toàn sinh học. Các hộ được hỗ trợ 100% con giống, vắc xin và thuốc sát trùng; hỗ trợ 50% giá thức ăn, phần còn lại các hộ tham gia mô hình đối ứng.

Chăn nuôi gà thả vườn nông hộ ở xã Hải Thượng, Hải Lăng cho thu nhập khá -Ảnh: T.C.L
Chăn nuôi gà thả vườn nông hộ ở xã Hải Thượng, Hải Lăng cho thu nhập khá -Ảnh: T.C.L

Hiệu quả bước đầu của mô hình thử nghiệm chăn nuôi gà 18M1 an toàn sinh học tại tỉnh Quảng Trị đã đánh giá được tiềm năng phát triển, khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi của địa phương như: tỉ lệ nuôi sống đạt 98%; trọng lượng lúc 8 tuần tuổi đạt 850 g/con (gà mái), 1.150 g/con (gà trống); tỉ lệ tiêu tốn thức ăn so với tăng khối lượng thấp hơn nhiều so với chăn nuôi giống gà ri lai.

Mặt khác, giống gà 18M1 có sức đề kháng rất tốt, khả năng chịu nhiệt và chịu khó tìm kiếm thức ăn nên rất thích hợp với phương thức nuôi thả vườn (đặc biệt dưới tán rừng sản xuất). Nhờ đó, chất lượng thịt thơm ngon, giảm được chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Khai thác lợi thế dưới tán rừng gỗ lớn (vùng nguyên liệu) để phát triển sinh kế một cách toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trồng rừng nguyên liệu, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tiếp tục phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai chọn điểm, chọn hộ thực hiện xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản với giống trống 18GA04 phối giống gà mái LV, nuôi theo phương pháp an toàn sinh học. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 1.000 con giống bố mẹ, vắc xin và thuốc sát trùng; thức ăn, máy ấp trứng chương trình hỗ trợ 50%, phần còn lại hộ tham gia mô hình đối ứng.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các thành viên của tổ khuyến nông cộng đồng đã thường xuyên bám sát mô hình, tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ người dân về kế hoạch chăn nuôi phù hợp với thời vụ, điều kiện sản xuất ở địa phương và nhu cầu của thị trường. Tư vấn, hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, hướng dẫn làm các chế phẩm sinh học để phòng, trị dịch bệnh cho gà...

Đồng thời, hướng dẫn người dân lập kế hoạch triển khai chăn nuôi sau khi ấp nở thành công... Từ đó, đã khẳng định vị trí, vai trò là “cánh tay nối dài” trong hoạt động khuyến nông của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở đã truyền tải thông tin kỹ thuật đến người dân nhanh và hiệu quả nhất.

Hiện các mô hình triển khai năm 2023 đang trong giai đoạn thử nghiệm, các hộ thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, vệ sinh... đảm bảo đúng quy trình của Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Sau 13 tuần nuôi, trọng lượng gà đạt được 1.350-1.400 g/con (đúng với tiêu chuẩn gà hậu bị); gà được chăm sóc nuôi dưỡng theo chế độ gà hậu bị, lượng thức ăn tiêu tốn trung bình 88-90 g/con/ ngày, sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà hậu bị từ 9 tuần đến đẻ.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị Trần Cẩn cho biết: qua 2 năm thử nghiệm với giống gà 18M1, giống gà bố mẹ 18GA04, LV, kết quả trên cho thấy đàn gà thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi, khí hậu nắng nóng tại địa phương. Ngoài hỗ trợ gà giống, chương trình hỗ trợ thêm máy ấp nở, dự kiến mỗi năm mô hình ấp nở và đưa ra thị trường hơn 100.000 con gà giống lai 18M1 phục vụ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh lân cận.

Đây là một hướng chăn nuôi và sản xuất kinh doanh con giống mang lại hiệu quả cao. Sau kết quả 3 năm liên tiếp tiến hành thử nghiệm khẳng định được tính thích nghi và hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ cho triển khai trên diện rộng.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Đều đặn mỗi ngày uống cốc nước này sẽ đem lại cho cơ thể 8 lợi ích không kém gì thuốc bổ

Bảo Nam |

Đây là thức uống rất giàu khoáng chất như natri, kali, sắt, kẽm, đồng, magie cũng như các chất dinh dưỡng như vitamin B và canxi...

Vĩnh Linh - miền quê cách mạng ngày càng đổi mới

Tú Linh |

Tự hào với truyền thống cách mạng, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đang nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Đã 78 năm trôi qua, những sự kiện lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 diễn ra tại địa phương vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của nhiều người. Phát huy truyền thống ấy, Vĩnh Linh hôm nay đang tiếp tục vươn lên để luôn xứng danh vùng “đất thép”.

BĐBP Quảng Trị: Tiếp tục trao tặng hàng ngàn lá cờ Tổ quốc và móc khóa “đường dây nóng”

Xuân Thế |

Ngày 31/8/2023, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Trị cho biết, hướng tới chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 – 2023), BĐBP Quảng Trị đã có nhiều việc làm ý nghĩa đối với người dân tại khu vực biên giới nhằm lan tỏa tinh thần yêu nước. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm trong việc bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Nuôi gà gia công lãi 450 triệu đồng/năm

Mỹ Hằng |

Nhờ nhanh nhạy, dám nghĩ, dám làm, ông Nguyễn Đăng Khoa, ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) từng bước xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp với doanh thu xấp xỉ 1,2 tỉ đồng/năm, mang lại lợi nhuận 700 triệu đồng/năm. Ông Khoa trở thành một trong những nông dân tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế giỏi ở địa phương.