Hội thảo khoa học về vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn trong Mặt trận dân chủ Đông Dương ở Thừa Thiên Huế

Minh Tuấn |

Nhân kỷ niệm 85 năm tuần báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn, Cơ quan của Tỉnh ủy và Xứ ủy Trung kỳ ra số đầu tiên tại Huế (1937- 2022), hôm nay 12/4, tại TP. Huế,  Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế và Hội Khoa học lịch sử tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học về vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939) ở Thừa Thiên Huế.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm, đại diện lãnh đạo hội nhà báo các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu lịch sử trên địa bàn tham dự hội thảo.

Giữa năm 1936, được Xứ ủy lâm thời Trung kỳ nhất trí, các đảng viên ở Huế thông qua các nhà báo: Hồ Cát, Phạm Bá Nguyên, Nguyễn Xuân Lữ tiến hành đứng tên xin phép xuất bản tuần báo Kinh tế Tân văn (số đầu tiên ra ngày 9/1/1937) và Nhành lúa (số đầu tiên ra ngày 15/1/1937) làm vũ khí đấu tranh với thực dân Pháp.

Quang cảnh hội thảo -  Ảnh: M.T
Quang cảnh hội thảo - Ảnh: M.T

Nội dung và phương thức hoạt động đều do những cán bộ chủ chốt của Đảng ở Thừa Thiên Huế trực tiếp chỉ đạo, tham gia biên tập như: Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều, Phan Đăng Lưu…, tố cáo những thủ đoạn áp bức, bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của giai cấp thống trị, đồng thời nói lên nỗi thống khổ của nhân dân với thái độ cảm thông sâu sắc.

Cả hai tờ tuần báo này đều là cơ quan ngôn luận công khai của Tỉnh ủy Thừa Thiên và Xứ ủy Trung Kỳ giai đoạn Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939), ra đời trong hoàn cảnh hết sức hà khắc của chế độ cai trị.

Mặt ngoài tỏ vẻ tự do dân chủ, nhưng bên trong lại thẳng tay đàn áp nên cả hai tờ báo này có tuổi thọ rất ngắn. Trong vòng 2 tháng, Nhành lúa ra 9 số,  Kinh tế Tân văn ra 4 số thì bị thực dân Pháp đình bản. Thế nhưng cả hai tờ tuần báo có sức hấp dẫn, ảnh hưởng tích cực đối với phong trào cách mạng nên đã đi vào đời sống thợ thuyền, quần chúng lao động, và cả những viên quan lại tiến bộ, trí thức yêu nước.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm phát biểu tại hội thảo- Ảnh: M.T
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm phát biểu tại hội thảo- Ảnh: M.T

Nằm trong dòng chảy của báo chí cách mạng Việt Nam ở Thừa Thiên Huế, tờ báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn góp phần tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, nâng cao khả năng nhận thức, trình độ lý luận, tình ái hữu giai cấp cho đông đảo quần chúng nhân dân. Phát huy sức mạnh của cơ quan ngôn luận, tập hợp được sức mạnh quần chúng vào Mặt trận dân tộc thống nhất, đấu tranh theo đường lối chính trị của Đảng.

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 16 tham luận về vai trò, vị trí, hoàn cảnh ra đời, ngôn từ, thơ văn, tin bài và tính chiến đấu của hai tuần báo. Các tác giả đã mang đến hội thảo nhiều góc nhìn mới, tư liệu mới. Từ đó khẳng định sự đóng góp to lớn của báo chí cách mạng trong những năm 1936 - 1939 ở Huế và miền Trung, nêu bật vai trò chủ đạo của các nhà báo, đồng thời là nhà hoạt động cách mạng trong thời gian này.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Đảm bảo cấp điện cho các cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ và các khu cách ly bổ sung

Hoài Nam |

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh covid-19 tỉnh đã quyết đinh khẩn trương thành lập 03 cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm virus SARSCov-2 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại Khung T3, phường Phú Thượng – thành phố Huế và 02 cơ sở tại Khu công nghiệp Tứ Hạ (thị xã Hương Trà).

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ban hành công điện khẩn

Nhật Anh |

Ngày 23/11, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế đã ký ban hành công điện khẩn liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Thêm 68 ca cộng đồng, Thừa Thiên Huế khẩn trương truy vết, dập dịch

Thế Phong |

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ngày 14/11, toàn tỉnh ghi nhận thêm 94 ca dương tính với virus SARS-CoV-2.

Thừa Thiên Huế có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển mới

Hải Liên |

Quốc hội cho phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.