Khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Trần Anh Minh |

Qua đánh giá tình hình thực hiện các khoản thu phí, lệ phí trong năm 2021, 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cho thấy mặc dù đã được các cấp có thẩm quyền quyết định danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhưng trên thực tế số lượt giao dịch trực tiếp lớn hơn nhiều so với số lượt giao dịch qua môi trường mạng. 

Do đó, nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện chính quyền số và để khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo chính sách của Nhà nước, tỉnh đã ban hành chính sách miễn, giảm mức thu dịch vụ công trực tuyến.
Chính sách này nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách, đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục hành chính, phục vụ chương trình chuyển đổi số quốc gia. Việc HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 49/2023/NQ-HĐND ngày 19/7/2023 quy định về các khoản phí, lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến là cần thiết và đúng quy định của pháp luật.

Người dân đến giao dịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Ảnh: T.A.M
Người dân đến giao dịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Ảnh: T.A.M

Việc giảm mức thu phí, lệ phí có làm giảm nguồn thu ngân sách địa phương hằng năm hơn 450 triệu đồng, giảm nguồn thu của các tổ chức thu phí hơn 1.230 triệu đồng/năm. Nhưng mức giảm này không quá lớn, tương đương khoảng 0,78% tổng thu ngân sách địa phương tỉnh Quảng Trị (năm 2022) từ các khoản phí, lệ phí.

Đồng thời, việc quy định mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động dịch vụ công trực tuyến thấp hơn khi thực hiện trực tiếp khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công theo phương thức trực tuyến, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Mức độ thực hiện dịch vụ công trực tuyến quy định từ ngày 9/3/2023 trở về trước: mức độ 3 và 4 các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán phí, lệ phí và nhận kết quả thực hiện tại cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính mức độ 3 và thanh toán trực tuyến với mức độ 4.

Từ ngày 9/3/2023, mức độ dịch vụ công trực tuyến phân thành 2 mức độ toàn trình và một phần. Trong đó, dịch vụ công trực tuyến toàn trình là dịch vụ cung cấp, đảm bảo toàn bộ thông tin và thủ tục hành chính.

Việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Dịch vụ công trực tuyến một phần là dịch vụ công trực tuyến không đảm bảo các điều của dịch vụ công toàn trình.

Trước khi ban hành chính sách này, ngành chức năng và cấp có thẩm quyền đã tiến hành lấy ý kiến của các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị để lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu tác động của các quy định trong nghị quyết, ý kiến tham gia của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, sở Tư pháp thẩm định theo quy định.

Do đó, quy định mức thu phí, lệ phí, chính sách miễn, giảm, tỉ lệ để lại, nộp ngân sách đối với dịch vụ công trực tuyến đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng như mức độ tự chủ tài chính của đơn vị.

Theo đó, 11 loại phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến được giảm mức thu so với giao dịch trực tiếp trong các lĩnh vực gồm: bình tuyển giống cây trồng; thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới mặt đất; thẩm định hồ sơ điều kiện hành nghề khoan nước, khai thác nước mặt; thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận lần đầu, cấp lại; thẩm định hồ sơ đăng ký biến động, đăng ký giao dịch đảm bảo.

Có 5 loại lệ phí được giảm khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến gồm: lệ phí cấp hộ tịch, cấp giấy phép xây dựng; cấp giấy phép cho người nước noài vào lao động tại Việt Nam; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, sở hữu nhà; lệ phí đăng ký kinh doanh.

Qua xem xét, tính toán, đề xuất áp dụng mức thu phí, lệ phí đối với các hoạt động sử dụng dịch vụ công trực tuyến quy định bằng 80% mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động dịch vụ công cung cấp trực tiếp theo quy định tại Nghị quyết số 13/2022/ NQ-HĐND ngày 15/4/2022 của HĐND tỉnh.

So với các tỉnh trong khu vực, mức thu này là bằng hoặc thấp hơn tùy theo từng loại phí, lệ phí, riêng đối với danh mục phí thuộc lĩnh vực đất đai có cao hơn do khác nhau về mức độ tự chủ tài chính của Văn phòng Đăng ký đất đai ở tỉnh Quảng Trị tự chủ 100% chi thường xuyên.

Chính sách miễn, giảm phí, lệ phí và chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với dịch vụ công trực tuyến được thực hiện theo quy định như đối với dịch vụ công trực tiếp để đảm bảo tính thống nhất.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kô Kăn Sương |

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tích cực triển khai nhiều hoạt động nâng cao thể chất và tinh thần cho người cao tuổi (NCT), đặc biệt là NCT dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT thuộc Dự án 7 Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Dự án 7) bước đầu triển khai có hiệu quả. Nhờ vậy, nhiều NCT DTTS được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế và được chăm sóc, cải thiện, nâng cao sức khỏe.

Nông dân Việt Nam, Thái Lan vừa mừng vừa lo khi giá lúa gạo toàn cầu tăng

Ngọc Châu |

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ tạo cơ hội cho các cường quốc gạo Đông Nam Á là Thái Lan và Việt Nam thu được lợi nhuận lớn trong bối cảnh thiếu gạo toàn cầu.

Muối lạc rong biển, từ món ăn dân dã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao

Thanh Hằng |

Sản phẩm muối lạc rong biển của cơ sở chị Lê Thị Uyên được sản xuất, đóng gói theo quy trình hiện đại, đạt tiêu chuẩn OCOP và được đông đảo người tiêu dùng yêu thích. Từ một món ăn dân dã, sản phẩm này đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh Quảng Trị năm 2022.

Chú trọng thực hiện chương trình giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuệ Anh |

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (tại Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ) được đánh giá là chương trình bao quát sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, có nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động (NLĐ) vùng DTTS và miền núi. Thời gian qua, nội dung này được đẩy nhanh thực hiện tại tỉnh Quảng Trị và bước đầu đem lại kết quả tích cực.