Chú trọng thực hiện chương trình giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuệ Anh |

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (tại Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ) được đánh giá là chương trình bao quát sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, có nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động (NLĐ) vùng DTTS và miền núi. Thời gian qua, nội dung này được đẩy nhanh thực hiện tại tỉnh Quảng Trị và bước đầu đem lại kết quả tích cực.


Chương trình này được gọi tắt là Chương trình 1719, trong đó đáng chú ý là tiểu dự án 3 của dự án 5, có đối tượng hưởng lợi là DTTS, dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cơ quan quản lý về GDNN, trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở giới thiệu việc làm, doanh nghiệp (DN), tổ chức liên quan đến đào tạo và giới thiệu việc làm cho NLĐ là đồng bào DTTS và miền núi.

Mục tiêu dự án mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, GQVL, tăng thu nhập cho NLĐ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hỗ trợ lao động là người DTTS tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên DTTS sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, GDNN tìm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng.

Dạy nghề cạo mủ cao su cho đồng bào DTTS ở xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh -Ảnh: T.A
Dạy nghề cạo mủ cao su cho đồng bào DTTS ở xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh -Ảnh: T.A

Triển khai thực hiện chương trình, ngày 31/5/2022 HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỉ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện các chương trình MTQG này. Đây là căn cứ để các cơ quan, địa phương lập kế hoạch giai đoạn, hằng năm của chương trình phù hợp với thực tiễn địa phương, đảm bảo công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, bền vững, tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.

Chi tiết hóa Chương trình 1719 và nghị quyết của HĐND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tổ chức triển khai hướng dẫn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đồng bào DTTS. Cụ thể sở đã xây dựng kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025.

Trong đó tập trung vào các nội dung: ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tuyển sinh đào tạo; thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trực quan; biên soạn và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền; hỗ trợ công tác đào tạo nghề. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý GDNN cho 100 cán bộ đoàn thể và cán bộ phụ trách công tác đào tạo nghề tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Đakrông, Hướng hóa.

Sở đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh nâng cao chất lượng tư vấn, giới thiệu việc làm và hoạt động của các phiên giao dịch việc làm cố định, lưu động nhằm tạo điều kiện cho NLĐ, trong đó có đồng bào DTTS có nhiều phương án lựa chọn việc làm, đơn vị sử dụng lao động phù hợp với khả năng của mình.

Tăng cường nâng cao chất lượng làm việc của Văn phòng đại diện Hướng Hóa thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh nhằm tư vấn hỗ trợ cho đồng bào DTTS trong việc tìm kiếm việc làm và xuất khẩu lao động (XKLĐ).

Hướng dẫn nghiệp vụ việc làm cho phòng LĐTB&XH cấp huyện để tham mưu UBND các huyện có đồng bào DTTS chỉ đạo các cơ quan cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện tốt công tác việc làm trên địa bàn, tạo việc làm cho đồng bào DTTS.

Quảng Trị có 5 huyện có đồng bào DTTS sinh sống là Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 huyện Hướng Hóa, Đakrông.

Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, XKLĐ cho người dân tại các địa phương luôn được các cấp, ngành quan tâm triển khai. Sau gần 2 năm thực hiện nội dung phát triển GDNN và GQVL cho NLĐ vùng DTTS và miền núi của Chương trình 1719, đến nay đã GQVL cho hơn 5.000 lao động là đồng bào DTTS trên địa bàn.

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Lê Nguyễn Huyền Trang cho biết, Chương trình 1719 được triển khai trên địa bàn từ năm 2022. Bằng sự nỗ lực và tính chủ động của nhiều địa phương, đơn vị trong triển khai thực hiện và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn, tuy bước đầu thực hiện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, song thực sự chương trình đã góp phần giúp các địa phương có chuyển biến tích cực về KTXH.

Qua thực hiện chương trình cho thấy đồng bào DTTS trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% dân số của vùng, trong đó tỉ lệ lao động có nhu cầu tìm việc làm rất lớn. Vì vậy, phát triển GDNN và GQVL qua đào tạo nghề, XKLĐ là những hướng đi phù hợp để phát triển KT-XH vùng này.

Người tham gia XKLĐ có thời hạn sau khi về nước có được những kỹ năng nghề, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có vốn tích lũy được đã giúp họ tự tin hơn để tạo sinh kế bền vững, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy xã hội phát triển.

Những tháng cuối năm 2023, Sở LĐ-TB&XH tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, tìm việc làm bền vững và XKLĐ cho đồng bào DTTS. Huy động sự tham gia của DN vào công tác đào tạo nghề nghiệp và GQVL cho NLĐ.

Chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và GQVL. Cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho đồng bào DTTS. Để Chương trình 1719 đi vào đời sống một cách thuyết phục hơn, theo bà Lê Nguyễn Huyền Trang thì công tác truyền thông, thông tin cần được đặc biệt chú trọng.

Nhiệm vụ truyền thông, thông tin về chương trình được quán triệt sâu rộng cả nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò, tầm quan trọng; thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng để góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức, người dân, DN; tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận của xã hội ngày càng cao.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

2 kỹ sư nông nghiệp xây dựng thành công vườn cây cao su đầu dòng duy nhất tại Quảng Trị

Nguyễn Trang |

Tháng 11/2022, vườn ươm giống cây cao su RRIV 209 quy mô gần 2 ha của Cơ sở giống cây trồng Đức Phúc do anh Trần Xuân Đức (sinh năm 1989) và anh Phan Văn Dân (sinh năm 1991) ở thôn Thủy Trung, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh làm chủ được Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Quảng Trị công nhận vườn cây đầu dòng. Tại Quảng Trị, hiện đây là vườn đầu dòng cây cao su RRIV 209 duy nhất được công nhận và trực tiếp cung cấp khoảng 80% giống cây cao su phục vụ sản xuất trong tỉnh.

Chuyển hướng sản xuất - kinh doanh cao su sang Lào

Tân Nguyên |

Tỉnh Quảng Trị hiện có tổng diện tích trên 19.300 ha cao su, trong đó cao su tiểu điền hơn 14.500 ha do người dân trồng. Sản lượng bình quân hằng năm đạt 19.000-20.000 tấn mủ khô. Tuy nhiên, với quy mô diện tích cao su ngày càng thu hẹp, sản lượng giảm thì các nhà máy chế biến phải tích cực tìm kiếm thu mua mới đảm bảo đủ công suất.

Phát hiện hai quả bom lớn trong vườn cao su của người dân

Tây Long |

Ngày 5/10, theo thông tin từ Tổ chức PeaceTrees VietNam, vừa phát hiện và xử lý thành công hai quả bom lớn trong vườn cao su của người dân ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị).

Hướng Hóa: Người đàn ông thắt cổ tự tử trong rừng cao su

Hương Lài |

Ngày 27/9, ông Hồ Xa Cách, Chủ tịch UBND xã A Dơi (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) xác nhận, trên địa bàn có vụ việc người đàn ông tử vong nghi do mâu thuẫn gia đình.